Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Vietcombank chưa giải ngân vốn cho dự án của HODECO


Dự án Gò Sao hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên chưa hề giải ngân vốn, HODECO cũng chưa ký kết hợp đồng tín dụng chính thức với ngân hàng Vietcombank cho dự án này.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
Sau khi thông tin Ngân hàng Vietcombank đã rót vào dự án Gò Sao của Công ty CP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HODECO) 500 tỷ đồng, chúng tôi đã nhận được phản ánh từ phía HODECO về thông tin trên. 

Theo văn bản của HODECO, từ năm 2009 Vietcombank và Vietinbank có ký kết hợp đồng nguyên tắc với công ty về việc tài trợ vốn đầu tư xây dựng dự án Khu nhà ở Gò Sao - Q12 - Tp Hồ Chí Minh với tổng giá trị là 500 tỷ đồng. 

Tuy nhiên dự án Gò Sao hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, HODECO và 2 ngân hàng chưa ký kết hợp đồng tín dụng chính thức, cũng chưa hề giải ngân vốn vay cho dự án này. 

Văn bản đính chính của HODECO cũng cho biên hiện doanh nghiệp này đang vay ngân hàng cả dài hạn và ngắn hạn cho tất cả cá dự án đến thời điểm hiện nay là gần 390 tỷ đồng, bằng 30% tổng giá trị tài sản. 

Mới đây, Vietcombank của HODECO là: Nền đất biệt thự và nhà phố khu đô thị mới Phú Mỹ, Siêu thị kết hợp chung cư 18 tầng Phú Mỹ, Chung cư 18 tầng Lô A, B - 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cùng một số dự án sắp chào bán: Khu nhà ở phía Tây đường 3/2; khu nhà ở đồi Ngọc Tước 2.

Thanh Hải


Theo TTVN/HODECO

Siêu thị bán nhãn hàng riêng: Rối quá hoá ngán

Tại các siêu thị, do mức độ bao phủ của các nhãn hàng riêng quá dày đặc, cũng như mối quan ngại về chất lượng hàng giá rẻ đã khiến nhiều người quay lưng với các nhãn hàng này.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
Rầm rộ nhãn hàng riêng giá rẻ
Hệ thống siêu thị lớn ở Việt Nam đang nỗ lực phát triển và mở rộng nhãn hiệu riêng nhằm tiến sâu vào thị trường. Lợi thế của các sản phẩm này là giá rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại từ 10 - 30% nhờ nhà phân phối đặt trực tiếp nơi cung cấp, sản xuất với số lượng lớn, dành cho một đối tượng cụ thể.
Điển hình như BigC đang phân phối 5 nhãn hàng riêng, gồm WOW! Giá hấp dẫn, eBon, Bakery by BigC, Casino và BigC. Trong đó, có nhãn hàng bao gồm các sản phẩm giá rẻ nhất hiện nay tại siêu thị này, với hơn 250 mặt hàng giá giảm 10-70%. Các sản phẩm này thường là quần áo, bột giặt, giấy, nước xả vải, xà phòng, gia vị nấu ăn, đồ dùng học sinh...
Ví dụ, trong nhãn hàng này, 1 lít dầu ăn giá  35.900 đồng, trong khi các loại dầu ăn khác trên thị trường đang bán 40.000-50.000 đồng; nước lau sàn 1 lít giá 18.500 đồng, còn các loại nước lau sàn khác như Sunlight, Goodmaid có giá từ 25.000-35.000 đồng; vở do công ty Hồng Hà sản xuất giá 4.100 đồng/quyển, rẻ gấp đôi so với sản phẩm này bán trên thị trường; bột giặt 2,4kg giá 59.400 đồng trong khi các sản phẩm như Viso, Suft, Omo... đều nhỉnh hơn từ 10.000 - 20.000 đồng.
Ngoài ra, hai nhãn hàng mới được siêu thị này tung ra thị trường, dành riêng cho các mặt hàng sản xuất trong ngày như bánh ngọt, bánh mỳ và mang tên của chính siêu thị, cũng hút hàng.
Hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry cũng đã tung ra hàng loạt các nhãn hàng riêng ở rất nhiều ngành hàng, từ thực phẩm, hóa mỹ phẩm đến đồ dùng nhà bếp, văn phòng... Nhiều nhãn hàng thiết yếu với giá rẻ, như Aro (với 500 mặt hàng thực phẩm và 200 phi thực phẩm); Fine Food - dòng thực phẩm bán sỉ cho các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng thực phẩm.
Các nhãn hàng riêng của siêu thị giúp người tiêu dùng có cơ hội nhiều hơn để mua hàng giá rẻ (ảnh Đ.T)
Saigon Co.op (sở hữu chuỗi Co.op Mart) cũng phát triển mạnh các nhãn hàng riêng, tập trung vào các loại hàng gia dụng như đồ lau nhà, khăn, giấy, hàng thiết yếu, thực phẩm, rau tươi... Nhờ sự hợp tác của siêu thị với các công ty như Kinh Đô, công ty bột giặt Lix, giấy Sài Gòn, dệt Phong Phú, công ty San Miguel... nên nhiều sản phẩm có nhãn hàng riêng được khuyến mãi và giảm với mức giá lớn.
Ví dụ, khăn giấy lụa hộp rẻ hơn 3.000-5.000 đồng so với các dòng khăn giấy khác; bột giặt Coop hương hoa 2,2kg chỉ với 55.900 đồng, rẻ hơn 10.000-15.000 đồng; nước rửa chén, nước xả vải mang nhãn hiệu của Coop Mart cũng rẻ hơn từ 10-15%... Rau tươi, thực phẩm tươi ở Coop Mart, bên cạnh sản phẩm từ các thị trường cung cấp rau nổi tiếng như Vân Nội, Hương Cảnh... , thì Coop Mart cũng có các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, các thực phẩm này này được đóng bao, gói hộp, ngoài tem, nhãn của siêu thị thì không thấy ghi xuất xứ của sản phẩm.
Thất vọng vì nhãn hàng riêng giá rẻ
Giá rẻ không hoàn toàn đồng nghĩa với hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, bức xúc của người dân về vấn đề chất lượng của một số nhãn hàng riêng của các siêu thị là có thực.
Chị Phan Thị Hải Minh, nhà ở Trần Duy Hưng, cho biết: "Tiền nào của ấy thôi. Nhiều sản phẩm là nhãn hàng riêng của một siêu thị gần nhà tôi mua về dùng không thấy tốt chút nào. Chẳng hạn, bột giặt nhưng giặt không sạch, không có bọt; giấy vệ sinh thì rất mỏng, lại thô; sữa chua thì khiếp, dùng một lần thôi không dám động đến bao giờ".
Tuy nhiên, các sản phẩm đó chưa đảm bảo chất lượng và quá nhiều khiến người tiêu dùng có ít quyền lựa chọn (ảnh minh họa - ĐT)
Hàng nhãn hiệu riêng của siêu thị kém chất lượng cũng là nhận định chung của nhiều người đến BigC mua sắm. Đối tượng tiêu thụ nhiều nhãn hàng này nhất vẫn là sinh viên, người lao động có thu nhập thấp.
Bạn Nguyễn Xuân Vinh, sinh viên ĐH Công nghệ GTVT, cho hay: "Tưởng mua được bộ 3 nồi inox đính nhãn giá 210.000 đồng là rẻ để mang về cho gia đình ở quê, ai dè nồi mỏng tang, nấu một vài lần là cháy đen. Nói chung,  hãy coi chừng với nhãn hàng riêng của siêu thị".
Anh Hồ Ngọc Giang, Cầu Giấy, Hà Nội, thì thẳng thắn chia sẻ: "Với tôi, mua những sản phẩm nhãn hàng riêng của Coop Mart, Big C, Metro... là mua những mặt hàng thiếu đảm bảo về chất lượng. Các siêu thị đâu có sản xuất, chỉ đi gia công lại, nên yếu tố lợi nhuận là trên hết, mà không phải là chất lượng. Ví dụ, nước xả vải, dù sản phẩm của Metro giá có rẻ hơn nhiều, nhưng thực chất độ đậm đặc kém hơn, kém thơm hơn, nên thành ra là mua đắt. Các siêu thị cũng chỉ thuê sản xuất các sản phẩm có giá thấp thôi. Vì cũng chỉ có lượng khách bình dân của siêu thị, chứ đâu có rộng khắp thị trường. Và họ cũng không có công nghệ, nên cũng chỉ chào, đặt mua được các sản phẩm có tính năng chung nhất của các nhà sản xuất".
Một chiêu đánh lừa người tiêu dùng của các nhãn hàng giá rẻ là dù chỉ được giảm rất ít, khoảng 500 - 1.000 đồng, nhưng các sản phẩm đính kèm nhãn hiệu riêng giá  rẻ vẫn được treo lên to đùng, với các chữ  như giảm giá sốc, giảm 50%. Điều này làm nhiều người hóa mắt và tin tưởng vào mức giảm khủng của các nhãn hiệu giá rẻ này.
Do ưu thế sân nhà của các nhãn hiệu riêng của siêu thị, nên các sản phẩm này thường được trưng bày với vị trí nổi bật, bắt mắt. Nhãn hàng riêng bao phủ khắp mọi không gian của siêu thị, sản phẩm nào cũng làm nhãn hiệu riêng. Điều này làm cho người tiêu dùng ít có cơ hội lựa chọn các sản phẩm khác.
Bác Nguyễn Thị Ngát, 55 tuổi, ngụ ở Lương Thế Vinh, Hà Nội thường xuyên đi siêu thị, nhận xét: "Tôi thích chọn các loại rau sạch từ các mối nổi tiếng quanh Hà Nội như Vân Nội,Thường Tín... , nhưng hiện nay rau cũng được đóng nhãn Coop Fresh rồi, không biết có sạch thật không. Nhìn rau toàn có nhãn hiệu riêng thế này, thấy nhà phân phối bao sân quá, mình giống như bị ép mua vì chỉ có sản phẩm đó thôi".
Đồng quan niệm với bác Ngát, anh Giang chia sẻ: "Hiện nay người ta đi siêu thị để hưởng cái thú vui mua sắm, đi tìm cảm giác để lựa chọn, so sánh mua hàng; nếu vào siêu thị mà chỉ toàn nhãn hiệu riêng của siêu thị đó thì đâu còn thú vui này nữa". Như vậy, việc bao sân quá nhiều của các nhãn hàng riêng đang khiến cho người tiêu dùng giảm bớt quyền được lựa chọn và vô hình chung khiến họ mất hứng với thú mua sắm.

Nhà giá rẻ và nhiều ưu đãi

Tại khu vực TP Hồ Chí Minh, các dự án nhà giá rẻ, ưu đãi lãi suất được khách hàng tiếp cận và chấp nhận gần đây đã mở ra tín hiệu phục hồi thị trường bất động sản. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Cuối tháng 7, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, chuyên phát triển các dự án bất động sản phân khúc trung bình ở TP Hồ Chí Minh, sẽ tung hai dòng sản phẩm nhà phố vườn và căn hộ chung cư giá vừa túi tiền. Trong đó, nhà phố vườn Ehome Bắc Sài Gòn (Bình Dương) có giá 867 triệu đồng/căn. Còn chung cư Ehome 3 tại quận Bình Tân giá 615 triệu đồng/căn, gồm 2 phòng ngủ, diện tích trung bình 50-60m², hạ tầng khu vực hoàn chỉnh. 
Công ty Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang cùng Công ty Địa ốc Thăng Long đồng mở bán 268 nền đất dự án Sunflower City (Đồng Nai) giá 2,3 triệu đồng/m², trung bình 270 triệu đồng/nền. 
Cũng vào trung tuần tháng 7, Công ty Tấc đất tấc vàng tung 50 nền biệt thự thuộc dự án Green River Villas giá 2 triệu đồng/m², trung bình 720 triệu đồng/nền, gần thành phố mới Bình Dương. 

Nhiều hình thức hỗ trợ tài chính cho khách hàng
Mới đây, Công ty TNHH Bất động sản Xuân Cầu đã ký với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Thăng Long thoả thuận cam kết ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay mua biệt thự Dự án Biệt thự Xanh Villas tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội trong thời gian dài.
Theo đó, khách hàng ký hợp đồng mua biệt thự mới trước ngày 24/7/2012 có thể vay tối đa 70% tổng giá trị căn biệt thự. Đối với khách hàng đã ký hợp đồng mua biệt thự trước ngày 24/7/2012, nếu có nhu cầu vay để thanh toán lần tiếp theo sẽ được vay tối đa 50% tổng giá trị căn biệt thự.
Vào thời điểm hiện tại, tất cả khách hàng mua sản phẩm của Ecopark đều nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Vietcombank triển khai chương trình cho vay mua nhà với lãi suất 0%, đã có nhiều tín hiệu tích cực từ phía khách hàng thể hiện qua việc số lượng người gọi điện, tìm hiểu cách thức vay, giá cả căn hộ tăng đáng kể so với thời điểm hồi đầu năm.
Với các chủ đầu tư bất động sản, các hình thức hỗ trợ tài chính như giảm giá và khuyến mại đang được sử dụng rộng rãi để cải thiện doanh số bán hàng. Đặc biệt, kể từ cuối quý II/2012 đến nay, hầu hết các dự án bất động sản được mở bán đều có kèm theo gói hỗ trợ lãi suất từ 6 tháng đến 1 năm từ phía chủ đầu tư, với mức lãi suất 8% - 10%/năm, so với biểu lãi suất cho vay 16 - 17%/năm của các ngân hàng thương mại.
Thời gian đầu, không ít khách hàng tỏ ra e dè với gói hỗ trợ lãi suất này, bởi thời gian hỗ trợ tối đa chỉ là 1 năm, trong khi các khoản vay có thời hạn từ 3 - 5 năm. Tuy nhiên, xu hướng mặt bằng lãi suất cho vay giảm thời gian gần đây đã củng cố niềm tin của khách hàng và kéo người mua nhà trở lại với thị trường địa ốc.
Điều đáng nói ở đây, phần lớn khách hàng quan tâm đến thị trường trong bối cảnh hiện nay đều là những người có nhu cầu thực sự, tức mua nhà để ở, tỷ lệ các nhà đầu tư hầu như không đáng kể.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Nếu lãi suất giảm tiếp, người dân sẽ mua ngoại tệ?

Một số chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhận định lãi suất có thể giảm xuống dưới 9% từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, quyết định này cũng cần cẩn trọng để tính toán tới những biến động sau đó.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
Nhóm nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam với nhận định lãi suất sẽ giảm thêm lần nữa trong năm nay.

Trong báo cáo này, Standard Chartered dự đoán mức GDP của Việt Nam sẽ tăng 5% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự đoán trước đó là 5,8%.

Standard Chartered cũng đưa ra nhận định, lạm phát Việt Nam đã hạ nhanh hơn dự đoán ban đầu, và có thể sẽ hạ xuống mức trung bình 8,8%/tháng trong năm 2012 từ mức 18,7% trong năm 2011.

Lãi suất tái đầu tư cũng được dự đoán hạ xuống 9% cho đến cuối năm 2012 từ mức 11% hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về lãi suất, theo Standard Chartered, với mức lạm phát đang giảm nhanh, Ngân hàng Nhà nước có cơ sở cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế. Có khả năng trong quý 3, lãi suất tái đầu tư sẽ bị cắt giảm thêm 100bps (điểm phần trăm), điều đó có nghĩa là sẽ kéo theo lãi suất cơ bản xuống dưới 9% vào khoảng thời gian tới cuối năm nay.

Trước đó, ngân hàng JPMorgan Chase cũng đưa ra nhận định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng thấp hơn dự báo trong tháng 7 sẽ tạo cơ sở để Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất thêm ít nhất 200 điểm cơ bản trong các tháng cuối năm nay.

Trong tháng 7/2012, CPI của Việt Nam giảm 0,29% so với tháng 6 và tăng 5,35% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này thấp hơn mức dự báo tăng 5,6% mà JPMorgan Chase đưa ra, cũng như mức dự báo 5,7% của nhiều chuyên gia khác.

Nhận định về tỷ giá, Standard Chartered cho rằng, tỷ giá USD/VND sẽ không thay đổi ở mức 21.000 đồng trong năm nay, bởi NHNN đã cam kết và đang cố gắng duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái.

Sự cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam cũng được Standard Chartered đánh giá là có tín hiệu phát triển tích cực trong năm nay cũng hỗ trợ tích cực cho sự ổn định của tỷ giá.Ngoài ra, JPMorgan Chase cũng dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn tăng thêm trong thời gian tới.

TS. Lê Xuân Nghĩa cũng nhận định, năm nay, một số mục tiêu quan trọng NHNN đã làm được trong đó có mục tiêu cán cân thanh toán thặng dư, dự kiến cả năm sẽ thặng dư khoảng 7,5 tỷ - 8 tỷ USD. Mục tiêu tăng dự trữ ngoại tệ cũng được NHNN làm rất tốt, trong thời gian ngắn, NHNN đã lập lại cán cân thanh toán quốc tế rất khả quan…

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, lạm phát năm nay có thể thấp nhất là 4,6%, cao nhất 6%. Với mức lạm phát này thì lãi suất trong thời gian tới sẽ như thế nào là câu hỏi của nhiều người đặt ra. Một phần câu trả lời đã được các tổ chức nước ngoài ở trên giải đáp.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế trong nước vẫn khá thận trọng với những dự đoán này. Điểm lại lãi suất VND và ngoại tệ trong thời gian qua cho thấy, một thời gian dài, lãi suất huy động duy trì ở mức 14%/năm, ngoại tệ duy trì ở mức 2%/năm. Mức chênh lệch này rất lớn, khiến cho doanh nghiệp, người dân và cả ngân hàng đều muốn bán ngoại tệ để chuyển sang nội tệ, đặc biệt trong quý 4/2011. Đó là lý do vì sao NHNN mua được nhiều ngoại tệ đến thế.

Hiện lãi suất huy động VND xuống dần đến 9%, ngoại tệ vẫn 2%, chênh lệch vẫn khá lớn, tính toán ra, gửi VND vẫn còn có lãi, do đó đồng nội tệ vẫn đang có giá hơn ngoại tệ.

Với kịch bản, nếu Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh lãi suất giảm xuống 8% hoặc thấp hơn, ngoại tệ vẫn giữ ở 2%, thì khả năng người dân sẽ bỏ nội tệ chuyển sang ngoại tệ, và có thể khiến tỷ giá sẽ tăng lên. "Đây là thời điểm nhạy cảm mà Ngân hàng trung ương cần phải rất cẩn trọng trong quyết định này...", TS. Nghĩa cho biết.

Theo Khổng Nhung
Vnmedia

Hệ lụy từ sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng

Giai đoạn 2006 - 2011 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cả về số lượng, cũng như vốn, kéo theo sự gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng.
 >>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

cũng đang sở hữu các ngân hàng khác như Đại Á, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín.  Sở hữu chéo trong ngành ngân hàng có những mặt tích cực và tiêu cực gì?
Sở hữu chéo có mặt tích cực là góp phần làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng với DN, đồng thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các DN, ngân hàng. Tuy nhiên, sở hữu chéo cũng có những mặt trái, thể hiện qua những trục trặc ngày càng rõ của ngành ngân hàng vài năm trở lại đây, trong đó nghiêm trọng nhất là các ngân hàng thương mại đã dùng sở hữu chéo để lách các quy định bảo đảm an toàn hoạt động do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Thứ nhất là quy định về vốn. Theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP, vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông Ngân hàng A có thể vay tiền Ngân hàng B để góp vốn vào Ngân hàng A và ngược lại. Hoạt động đi vay này tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng.
Thứ hai, giới hạn tín dụng theo quy định hiện hành đã bị sở hữu chéo làm vô hiệu hoá. Các khoản tín dụng cấp cho các DN nhà nước bởi ngân hàng thương mại nhà nước vượt hạn tín dụng được chính Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn là những ví dụ điển hình. Thêm vào đó, quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng, hoặc hạn chế cấp tín dụng cũng bị sai lệch.
Thứ ba, từ kinh nghiệm cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu và theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, cũng như Thông tư 13/2010/TT-NHNN, hoạt động ngân hàng đầu tư phải được tách bạch khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, thay vì cho vay trực tiếp, Ngân hàng A có thể mua trái phiếu của Ngân hàng B (A đang sở hữu) để Ngân hàng B cho vay, hoặc đầu tư vào trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ của Ngân hàng A.
Thứ tư, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng không trả được nợ, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định, Ngân hàng A có thể cho vay đảo nợ…

Thưa ông, việc lách luật thông qua sở hữu chéo liệu có gây ra những hậu quả khôn lường?
Hậu quả của các hoạt động lách luật là những trục trặc chưa kết thúc của ngành ngân hàng kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay với các cuộc chạy đua lãi suất, một số ngân hàng phải sáp nhập, hợp nhất. đặc biệt, bức tranh tổng thể về ngành ngân hàng, trong đó ai là chủ sở hữu sau cùng và thực chất nợ xấu của mỗi ngân hàng là bao nhiêu đã bị các ngân hàng dùng sở hữu chéo che mờ. Điều này có thể khiến Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Chính phủ bị sai mục đích, do không hướng tới đúng đối tượng cần tác động.

Theo Trịnh Trang
Đầu tư

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Đà Nẵng đã giảm lãi vay cho 6.000 khách hàng

Đã có 32 chi nhánh ngân hàng thông cáo hạ lãi suất cho vay cũ.

Theo báo cáo nhanh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Đà Nẵng, tính đến đầu giờ chiều ngày hôm qua (23-7), 32 chi nhánh các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn cho biết đã giảm lãi suất (LS) cho vay cũ về mốc 15% của khoảng 6.000 khách hàng với hơn 11 nghìn tỷ đồng.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Đã có 32 chi nhánh ngân hàng thông cáo hạ lãi suất cho vay cũ.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, việc cắt giảm LS lần này ở các TCTD trên địa bàn vẫn tập trung ở các NHTM lớn, nhất là các NHTM Nhà nước. Cụ thể, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) thông báo đã giảm tất cả các khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn. Ngân hàng NN&PTNT cũng đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc xem xét các khoản cho vay thuộc các lĩnh vực ưu tiên hạ LS cho vay xuống 13%... Về phía các ngân hàng TMCP, có thể thấy rằng việc đồng thuận hạ LS cho vay về 15% thực hiện có chậm hơn, gần 10 chi nhánh trên địa bàn chưa có báo cáo về NHNN.
Hiện chỉ có quy định về trần LS huy động, chưa có quy định về trần LS cho vay nên việc hạ LS các khoản cho vay cũ về 15%/năm chỉ là đề nghị của NHNN với các NHTM. Nhưng sau 8 ngày triển khai, đa số NH đã cam kết giảm LS các khoản vay cũ về 15%/năm, song mỗi NH lại thực hiện theo mỗi cách khác nhau. Có NH thông báo hạ theo từng khoản vay, có NH thông báo hạ kèm tiêu chí, có NH chỉ thống kê lập danh sách gửi về hội sở... Như vậy, để  doanh nghiệp (DN) chính thức được hưởng lợi từ việc hạ LS cho vay cũ về mốc 15%, phải đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8-2012. Qua trao đổi với các lãnh đạo chi nhánh một số NH trên địa bàn, chúng tôi được biết các NH lấy mốc ngày 15-7 để tính hạ lãi vay.
Một thông tin nữa rất đáng quan tâm là vừa qua tại Hội nghị sơ kết với ngành ngân hàng Hà Nội, Thống đốc NHNN cũng cam kết LS 15%/năm sẽ được giữ ổn định ít nhất trong vòng 1 năm. Theo Thống đốc, việc giảm LS cho vay về 15%/năm chỉ là đề nghị của NHNN, song NH nào có điều kiện thì phải giảm ngay. Hệ thống NH đang tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn nhưng không thể bằng mọi giá cứu mọi DN được. Để bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt cho DN, bản thân các DN và NH phải tái cấu trúc. DN nào có điều kiện phát triển tốt, hiệu quả kinh doanh tốt thì vốn của NH sẽ tập trung vào đó, có như vậy mới tạo ra động lực cho nền kinh tế.
Phương Uyên
Báo Đà Nẵng

Khống chế việc mua sắm tài sản ngân hàng

Khống chế việc mua sắm tài sản ngân hàng

Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được sử dụng quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Đây là một trong những nội dụng thuộc Nghị định 57 quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, Nghị định nêu rõ, việc sử dụng vốn, tài sản, tổ chức tín dụng được sử dụng không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động; phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
Ngân hàng không được dùng quá 50% vốn điều lệ cho tài sản cố định. Ảnh: Lệ Chi
Cũng theo Nghị định này, tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các đơn vị này không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.
Về nguyên tắc quản lý tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các nhà băng thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Nghị định quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, ngân hàng phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới.
Lệ Thanh

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Habubank hết nợ nần tiếp tục phát triển

Lãi “khng” thc ra li là “khi u ác tính” đang tích t trong cơ th ngân hàng, ch ch ngày bung ra thành nhng di căn không th cu cha.
Cáo bạch về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm của một số ngân hàng thương mại cổ phần vừa công bố cho thấy các ngân hàng vẫn có lãi khủng, bất chấp thực tế là tỷ lệ nợ nần đang gia tăng và tốc độ tăng trưởng tín dụng âm cho đến hết tháng 5 vừa qua.
Trong khi đó, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy các ngân hàng đã che giấu ít nhất 50% nợ nần, chỉ công bố một nửa so với thực tế. Tại sao có tình trạng “giấu nợ nần, khoe lãi khủng”? Đằng sau việc này là gì?
Những thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang khiến dư luận băn khoăn không ngớt. Đặc biệt gần đây khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tỷ lệ nợ nần toàn hệ thống ngân hàng lên tới 8,6% tổng dư nợ tín dụng, tương đương hơn 240.000 tỷ đồng. Điều đáng nói là con số này cách khá xa con số do các ngân hàng thương mại tự công bố, thực tế là cao gấp đôi so với báo cáo của các ngân hàng thương mại.
Điều này có nghĩa là, từ lâu các ngân hàng thương mại đã che giấu thực trạng nợ nần, làm đẹp bảng cân đối kế toán. Theo các chuyên gia, việc làm này có nhiều cái lợi : Thứ nhất, họ sẽ giảm được tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nếu như tỷ lệ nợ nần nằm trong phạm vi cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 3% tổng dư nợ tín dụng. Thậm chí ngay cả việc điều chỉnh tiêu chí đánh giá nợ nần, để làm giảm tỷ lệ nợ nần ở nhóm 4, nhóm 5 (là nhóm được coi là rất khó có khả năng thu hồi) để giảm mức trích lập quĩ dự phòng rủi ro.
Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, với nhóm nợ nần nhóm 4 hay nhóm 5, ngân hàng thương mại phải trích 50% dư nợ cho dự phòng rủi ro. Chính vì thế, báo cáo của các ngân hàng thương mại cho biết tỷ lệ nợ nần chỉ là 4,17%, còn nợ nần nhóm 4, 5 chỉ chiếm 20% trong tổng nợ nần, nhưng Ngân hàng Nhà nước thì khẳng định con số này phải là 40%.
Thứ hai, khi đưa ra ngoài bảng kế toán những khoản nợ nần, tức là những khoản khó thu hồi cả gốc lẫn lãi, họ vẫn hạch toán lãi “dự thu” vào bảng quyết toán tài chính, do vậy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng vẫn cao. Điều này có thể được ví như hành động “đào hầm dưới cột chống nhà”, hay hành động “tự ăn vào thịt mình” khi mà khối nợ nần nằm ngoài bảng cân đối tài sản thì ngày càng to lên, khả năng thu hồi ngày càng khó, nhưng những nhà quản trị ngân hàng vẫn hỉ hả chia lãi, hưởng lương cao, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn, không cần biết “quả bom nổ chậm ” sẽ nổ lúc nào.
Hành vi này có nguyên nhân từ chính cơ chế quản lý vĩ mô đối với hoạt động ngân hàng, khi giới quản trị ngân hàng – dù thuộc nhà nước hay cổ phần – vẫn luôn có niềm tin vững chắc rằng dù thế nào thì Nhà nước cũng không để ngân hàng chết.
Vì thế, dù có đang tích tụ những quả bom nổ chậm, thì họ cũng vẫn mong đợi một cách duy ý chí rằng nó sẽ không nổ khi họ còn đang cầm chịch; còn nó nổ lúc nào, thì người nào cầm chịch lúc đó sẽ biết. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của tầm nhìn ngắn hạn về lợi ích, nó cũng là hệ quả tất yếu khi hàng loạt ngân hàng cổ phần thương mại được cho ra đời một cách dễ dãi cách đây chục năm, huy động vốn một cách dễ dãi, hoạt động với phương châm “tranh thủ gặt hái” với những chiêu bài như lập công ty sân sau để tiêu thụ vốn, đổ vốn ồ ạt vào bất động sản, hạch toán ngoài bảng để có cáo bạch “đẹp như mơ”, nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Đã có thời kỳ, ngân hàng cổ phần mọc lên như nấm, nhiều ngành đổ tiền vào làm ngân hàng trong khi không hề có đủ lực lượng nhân lực có chuyên môn quản trị ngân hàng. Chính vì thế, những CEO của ngành ngân hàng mới có cơ đòi hỏi những mức lương khủng, toàn tính bằng triệu đô mỗi năm.
Những CEO “trình cao – lương cao” này quả đã đạt tới trình độ nghệ thuật trong việc che giấu nợ nần, làm đẹp bảng cân đối tài sản, làm hài lòng cổ đông và Đại hội đồng cổ đông, để được tiếp tục giữ vị trí hưởng lương khủng!
Thực trạng này cũng cho thấy những hạn chế của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, khi chưa có biện pháp chấn chỉnh những hành vi bất cập của một số ngân hàng thương mại chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp có thể gây hại cho hệ thống cũng như cho cả nền kinh tế. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Tại sao các ngân hàng thương mại có thể giấu nợ nần mà không bị phát hiện?
Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ nần trở nên khó kiểm soát; tín dụng đóng băng; mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cũng chính vì thế, lãi khủng thực ra lại là “khối u ác tính” đang tích tụ trong cơ thể ngân hàng, chỉ chờ ngày bung ra thành những di căn không thể cứu chữa.
Vì thế, muốn chữa bệnh tận gốc, ngành ngân hàng cần tập trung mọi nỗ lực xử lý nợ nần một cách hiệu quả. Sau khi cơ thể đã hết bệnh, thì mới có thể tập trung bồi bổ bằng những cơ chế chính sách tín dụng giúp cho những ngân hàng tốt sớm phục hồi và trở lại phục vụ nền kinh tế, như chức năng cần có của một hệ thống huyết mạch quan trọng.
Trong tiến trình này, cần phải kiên quyết để những ngân hàng yếu, vốn ít, quản trị kém “ngừng cuộc chơi” để hệ thống không phải chịu vạ lây một khi những ngân hàng này đổ vỡ.
Đây là lúc các nhà quản lý Ngân hàng cần có cái nhìn nghiêm túc và khách quan về thực trạng NỢ và LÃI của hệ thống ngân hàng thương mại để quyết tâm chữa trị tận gốc căn bệnh “ Giấu nợ nần – khoe lãi khủng” này.
Theo Thu Liên
VOV

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Sức khỏe ngân hàng qua các con số

Nợ nần 8,6%, trong đó, có tài sản đảm bảo lên tới 86%, dư nợ bất động sản và chứng khoán thấp là những con số "đẹp" được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong báo cáo mới nhất.

>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Cuối năm 2011, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ nần toàn hệ thống ngân hàng là 3,39%. Báo cáo gần đây của các tổ chức tín dụng cho biết, đến ngày 31/5, nợ nần là 4,47%. Tổ chức quốc tế - Fitch Rating cho rằng, con số nợ hiện là 13%.
Ngày 7/6, tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ nần 10%. Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2012, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - quyền Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ nần tính đến ngày 31/3 là 8,6% tương đương 202.000 tỷ đồng.
habubank hết nợ nần
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế hiện là 2,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 197.000 tỷ (7,58%) . Dư nợ cho vay chứng khoán là 12.000 tỷ (0,46%).
Nợ nần bất động sản là 12.000 tỷ đồng. Còn nợ nần chứng khoán là 485 tỷ đồng.
Nợ nần có tài sản đảm bảo là 84%, không có tài sản đảm bảo là 16%. Theo quyền Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ nần khoảng 135%. Các khoản nợ nần có bảo đảm bằng bất động sản đạt tỷ lệ 180%.
Đến cuối tháng 5/2012, số tiền các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro là khoảng 67.300 tỷ đồng, tương đương với khoảng 57,2% nợ nần.
Lãi suất huy động đã giảm 4 lần từ đầu năm. Hiện, lãi huy động ở mức 9% một năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-13% một năm.
Tính đến ngày 30/6, tín dụng tăng 0,76% so với cuối năm 2011 (nếu tính cả số dư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác thì tăng khoảng 1,4%). Đến 31/5, tín dụng xuất khẩu tăng 12,63%, nông nghiệp nông thôn tăng 3%, công nghiệp hỗ trợ ước tăng 7,13%; riêng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 13,69%. Dư nợ đối với lĩnh vực không khuyến khích chiếm 5,25% so với tổng dư nợ cho vay, giảm -5,91% so với tỷ trọng cuối năm 2011 (11,16%).
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay giảm khoảng 3-6% một năm so với cuối năm 2011; trong đó tập trung chủ yếu đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, sản xuất - kinh doanh. Hiện, lãi cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-13% một năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17% một năm.
Tuấn Lân

BIDV lại muốn phát hành trái phiếu quốc tế

BIDV lại muốn phát hành trái phiếu quốc tế

Nhà băng này vừa thông báo mời thầu chọn tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế sau khi phát hành bất thành 500 triệu USD trái phiếu vào năm ngoái. Dự kiến, việc chọn thầu diễn ra vào ngày 30/8.

>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo mời thầu lựa chọn tổ chức tư vấn thu xếp phát hành trái phiếu quốc tế. Dự kiến, BIDV sẽ đấu thấu rộng rãi quốc tế từ ngày 30/7. Theo kế hoạch, việc lựa chọn thầu sẽ diễn ra vào ngày 30/8.
Trước đó, năm 2011, ngân hàng này đã dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế nhằm tăng vốn cấp 2. Tuy nhiên, do điều kiện thị trường chưa thuận lợi, kế hoạch của nhà băng này đã bất thành.
habubank hết nợ nần
Như vậy, BIDV một lần nữa thể hiện quyết tâm phát hành trái phiếu quốc tế với việc thông báo mời thầu lần này. Đầu tháng 6, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's đã nâng triển vọng xếp hạng của nhà băng này từ tiêu cực lên ổn định. Trái phiếu của BIDV hiện được duy trì xếp hạng B+.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I của BIDV, tiền khách hàng gửi bằng vàng và ngoại tệ tại tổ chức này có xu hướng giảm. Tính đến 31/3/2012, tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ có kỳ hạn giảm gần 30% so với cuối năm 2011.
Không riêng gì BIDV, phát hành trái phiếu quốc tế là tham vọng của nhiều ông lớn ngân hàng. Giữa tháng 5, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế. Đây được xem là bước huy động khởi đầu của Vietinbank trong nỗ lực huy động 500 triệu USD trái phiếu quốc tế.
Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng thông qua chủ trương phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế, kỳ hạn tối đa 10 năm. Tương tự, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng trình cổ đông chủ trương phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế trong năm nay.
Trao đổi với VnExpress.net, một chuyên gia kinh tế tài chính độc lập cho rằng, việc lựa chọn đơn vị tư vấn trong quá trình phát hành trái phiếu quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng. Theo chuyên gia này, doanh nghiệp Việt nhìn chung sẽ gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp nước ngoài trong việc huy động vốn từ trái phiếu quốc tế. "Với thị trường hệ số tín nhiệm chưa cao như Việt Nam, đơn vị tư vấn có uy tín sẽ mang về những lợi thế tốt hơn cho đơn vị phát hành trái phiếu", vị này chia sẻ.
Thanh Thanh Lan

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

TienPhong Bank và VPBank cùng có CEO mới

TienPhong Bank và VPBank cùng có CEO mới

Ông Nguyễn Đức Vinh, sếp cũ Techcombank, đảm nhiệm CEO VPBank trong khi cựu CEO VPBank là ông Nguyễn Hưng về với TienPhong Bank. 

>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch

Văn bản chấp thuận sự bổ nhiệm dự kiến ông Nguyễn Hưng làm Tổng giám đốc TienPhong Bank được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình ký hôm qua, và về tới ngân hàng chiều nay. Với văn bản này, từ hôm nay ông Hưng sẽ chính thức điều hành TienPhong Bank sau khi đã có thư tạm biệt đồng nghiệp cũ ở VP Bank cuối tuần trước.
Chiều 4/7, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng công bố bổ nhiệm chính thức ông Nguyễn Đức Vinh thay cho ông Nguyễn Hưng.
habubank hết nợ nần
Ông Nguyễn Đức Vinh làm Tổng giám đốc VP Bank từ ngày 4/7.
Ngày 1/7, ông Nguyễn Đức Vinh (sinh năm 1958) vừa rút hoàn toàn khỏi vị trí lãnh đạo Techcombank với lý do muốn có thời gian dành cho gia đình và cá nhân. Trước đó, cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Vinh bất ngờ xin từ nhiệm chức CEO tại Techcombank sau 12 năm gắn bó tại ngân hàng này. Ông Vinh cũng từng có 9 năm làm CEO tại Techcombank với những đóng góp lớn.
Trong khi đó, trước khi rời VPBank đến TienPhongBank, ông Nguyễn Hưng (sinh năm 1966) từng có gần 20 năm làm cấp lãnh đạo tại Techcombank và VPBank.
Ông Nguyễn Hưng - Tân CEO của TienPhong Bank.
Ông Hưng cho biết, chọn TienPhongBank dù quy mô có nhỏ hơn các ngân hàng đã từng điều hành nhưng là nơi "đất lành chim đậu". Ông Hưng chia sẻ: "TienPhong Bank là một trong số những mảnh đất lành nhất, minh bạch nhất, nhiều tiềm năng nhất mà chưa được khai phá trong hệ thống ngân hàng hiện nay".
Cũng trong tuần này, giới tài chính - ngân hàng được dịp đón nhận tin thay đổi nhân sự cấp cao tại Sacombank. Ngày 3/7, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng chính thức bổ nhiệmtổng giám đốc mới. Ông Phan Huy Khang chính thức đảm nhiệm vị trí CEO của Sacombank từ ngày 3/7 sau khi giữ chức vụ Quyền tổng giám đốc từ ngày 1/6. Theo điều lệ của Sacombank, ông Phan Huy Khang sẽ là người đại diện pháp luật của ngân hàng này. Ông Phan Huy Khang có 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bắt đầu tham gia điều hành Sacombank từ tháng 4 năm nay.
Thanh Thanh Lan

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

4 ngân hàng Trung Quốc nắm gần 30% lợi nhuận toàn cầu

4 ngân hàng Trung Quốc nắm gần 30% lợi nhuận toàn cầu

Ngân hàng Công thương Trung Quốc dẫn đầu danh sách của The Banker với 43,2 tỷ USD lợi nhuận trước thuế, theo sau là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Bank of China.
>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch

Theo báo cáo thường niên của tạp chí chuyên ngành ngân hàng danh tiếng thế giới The Banker, 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc nắm gần một phần ba lợi nhuận ngân hàng toàn cầu năm 2011. Tỷ lệ này tăng 4% so với năm 2007 khi các nhà băng trên chiếm được nhiều thị phần của ngân hàng châu Âu.
habubank hết nợ nần
Cả ba vị trí đầu bảng đều thuộc về Trung Quốc khi Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) lần thứ hai liên tiếp đứng thứ nhất. Lợi nhuận trước thuế của ICBC năm 2011 là 43,2 tỷ USD. Theo sau là ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) với 34,8 tỷ USD lợi nhuận và Bank of China với 26,8 tỷ USD.
JPMorgan chỉ đứng thứ 4 với khoản lãi 26,7 tỷ USD năm ngoái. Trong khi đó, HSBC là ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất châu Âu với 21,9 tỷ USD.
Trong bảng xếp hạng về khả năng cho vay quy mô lớn và chống chịu khủng hoảng được đo bằng vốn cấp một, Bank of America là ngân hàng dẫn đầu. Xếp thứ hai là JPMorgan, trong khi đó, lần đầu tiên 4 ngân hàng Trung Quốc đều nằm trong top 10. ICBC xếp thứ 3, CCB thứ 6, Bank of China thứ 9 và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đứng thứ 10.
Khoản lỗ lớn nhất trong năm ngoái thuộc về Ngân hàng Trung ương Hy Lạp với 17,4 tỷ USD, xếp sau là nhà băng Bỉ Dexia. Các ngân hàng eurozone chỉ chiếm 6% lợi nhuận toàn cầu năm ngoái, so với 46% cách đây 5 năm. The Banker ước tính các nhà băng này hiện nắm giữ 45% tài sản toàn cầu.
Vốn cấp một của Bank of America là 159 tỷ USD cuối năm 2011, giảm nhẹ so với năm ngoái nhưng vẫn nhiều hơn JPMorgan 9 tỷ USD. Bank of America từng đứng đầu danh sách của The Banker 42 năm trước khi ngân hàng này dựa nhiều vào tài sản hơn là vốn.
Hà Thu (theo CNBC)