Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Thủ đoạn thẻ tín dụng giả

Tội phạm đang ngày càng sử dụng nhiều chiêu thức để rút ruột tài khoản của chủ thẻ, ngân hàng (NH).
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
habubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/viec-lam/co-hoi/Từ tinh vi đến thủ công
Chiều ngày 6.8, ông Nguyễn Quốc Toàn - Phó tổng giám đốc NH TMCP Đông Á (DongABank) - cho biết: “Ngày 4.8, DongABank phát hiện những giao dịch bất thường trên hệ thống. Sau 1 ngày theo dõi, vào 0 giờ ngày 5.8, nhân viên DongABank đã bắt được 1 trong 2 người nước ngoài tại máy ATM góc Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) sử dụng thẻ giả để rút tiền”.



Tại cơ quan công an, người này khai tên Cipriar, quốc tịch Rumani. Công an đã khám xét khách sạn mà người này ở và phát hiện các thiết bị ăn cắp thông tin thẻ ATM, thiết bị làm giả thẻ ATM và tiền mặt khoảng 300 triệu đồng. Ngoài thẻ ATM của DongABank, bọn tội phạm này còn làm giả thẻ (thanh toán và tín dụng) của 10 NH trong nước khác. Thủ đoạn của chúng là sao chép thông tin của chủ thẻ tại máy ATM, sau đó làm thẻ giả để rút tiền vào chiều tối hoặc nửa đêm.
Không chỉ bị rút trộm tiền ở trong nước, có trường hợp chủ thẻ đang ở TP.HCM nhưng 70 triệu đồng trong thẻ được rút ở Malaysia. Trường hợp này sau đó một thời gian được NH phát hành thẻ trả lại tiền khi NH điều tra ra thẻ đã bị hacker lấy cắp thông tin.
Theo các NH, để lấy thông tin của chủ thẻ, đa phần bọn tội phạm dùng các website giả hoặc giả mạo nhân viên NH gửi mail yêu cầu chủ thẻ cung cấp thông tin; hoặc gắn các thiết bị đọc băng từ của thẻ trên các máy ATM để lấy thông tin của khách sau đó chuyển sang thẻ trắng rồi thực hiện lấy tiền trong thẻ…
Gần đây nảy sinh thêm nhiều thủ đoạn "thủ công" nhưng cũng không đơn giản để ngăn chặn. Đó là kẻ xấu câu kết với nhân viên của một số nhà hàng, cửa hàng, các nơi cài đặt máy POS để cài thiết bị đọc thông tin, rút tiền của khách hàng. Chẳng hạn chủ thẻ sử dụng hết 1 triệu đồng, đưa thẻ cho nhân viên nhà hàng đi quẹt giúp. Thay vì quẹt thẻ thanh toán 1 triệu đồng, kẻ gian quẹt thanh toán thêm 2 - 3 lần với mỗi lần quẹt khoảng 2 - 3 triệu đồng. Sau đó giả chữ ký của chủ thẻ và chuyển chứng từ này về cho NH để lấy tiền hoặc lấy hàng hóa của nhà hàng.
Việc người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả mua hàng cũng đã từng xảy ra tại Đồng Nai. 
Theo điều tra, vào khoảng 18 giờ ngày 13.3, Tan Eng Chuan (34 tuổi, quốc tịch Malaysia) vào cửa hàng điện thoại di động Viễn Thông A (số 1A Đồng Khởi, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) mua chiếc iPhone 4S với giá 20,5 triệu đồng. 
Tan đưa thẻ Visa cho nhân viên thu ngân để thanh toán. Sau nhiều lần quẹt thẻ, máy báo đã giao dịch thành công nhưng trong hệ thống vẫn không nhận được tiền. Thấy vậy, nhân viên thu ngân gọi điện thoại về siêu thị Viễn Thông A (số 246 Phạm Văn Thuận, P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) để hỏi nguyên nhân thì nơi này báo lại, trước đó cũng có 2 người khách Malaysia dùng thẻ tín dụng giả lừa mua 2 điện thoại iPhone trị giá gần 38 triệu đồng. Biết bị lộ, Tan bỏ chạy, nhưng đã bị lực lượng bảo vệ siêu thị bắt giao cơ quan công an xử lý. Kiểm tra trong người Tan, công an đã thu giữ 13 thẻ tín dụng giả.

Tự bảo vệ
Ông Lê Huỳnh Hà - Trưởng phòng Quản lý dịch vụ ATM NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Vietcombank) - cho biết, sơ hở lớn nhất của thị trường thẻ Việt Nam là đa số thẻ đều làm bằng công nghệ băng từ nên dễ lấy cắp thông tin của chủ thẻ hơn so với thẻ chip. Lý do là thẻ ATM theo công nghệ chip có giá thành cao hơn nhiều so với thẻ ATM băng từ nên hiện nay thẻ chip mới chỉ áp dụng cho các thẻ tín dụng.
Tuy nhiên theo ông Hà, với chi phí 5 - 7 USD/thẻ chip, các chủ thẻ hoàn toàn có thể chấp nhận mức phí này. Nhưng các NH hiện nay không muốn chuyển đổi sang công nghệ chip bởi phải đầu tư lại toàn bộ hệ thống máy chấp nhận thẻ POS, ATM để có thể tương thích với thẻ chip. Chi phí là rất lớn nên hầu hết các NH đều không muốn.
Theo ông Lê Huỳnh Hà, để bảo vệ mình, chủ thẻ cần lưu ý: mua hàng trên mạng qua những website có uy tín; cần giám sát các thao tác khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ qua máy POS; sử dụng dịch vụ nhắn tin tự động đến máy điện thoại khi có phát sinh giao dịch để kiểm soát tài khoản và ngăn chặn ngay kẻ gian lấy tiền…
Đối với vụ việc xảy ra tại Đà Nẵng ngày 5.8, ông Nguyễn Cao Phong - Phó giám đốc NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng - đề nghị: “Để không bị bọn tội phạm lợi dụng sử dụng thẻ tín dụng giả trong thanh toán, các cửa hàng kinh doanh chấp nhận thẻ cần thực hiện theo đúng các quy trình thanh toán như kiểm tra thẻ (cần chú ý hơn đối với thẻ sử dụng băng từ; thẻ sử dụng công nghệ chip có tính bảo mật cao hơn - PV), đối chiếu hình ảnh trên thẻ tín dụng với các giấy tờ tùy thân của chủ thẻ như hộ chiếu, passport… Khi có những dấu hiệu đáng ngờ (quẹt thẻ nhiều lần không được, giao dịch thành công nhưng hệ thống không nhận được tiền - PV) thì điện thoại theo đường dây nóng của NH yêu cầu kiểm tra thẻ”.

Theo Thanh Xuân - Kim Cương
Thanh niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét