Dù Ngân hàng (NH) Nhà nước “bật đèn xanh” cho thu phí ATM nội mạng và tăng phí ngoại mạng từ năm 2013, nhưng chỉ nhà băng lớn muốn tăng phí ngoại mạng.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Cuối tuần qua, các NH thương mại đã phải gửi báo cáo về chi phí đầu tư cho hệ thống ATM cũng như mức giá đề xuất cho từng loại giao dịch về Vụ Thanh toán NH Nhà nước.
Tránh “dựa hơi”
Giám đốc trung tâm thẻ một NH nhỏ có trụ sở tại Q.5 (TP.HCM) cho biết đã đề xuất mức phí rút tiền nội mạng là 2.200 đồng/giao dịch; in sao kê, kiểm tra số dư với chủ thẻ của NH là 1.100 đồng/giao dịch. Phí ngoại mạng NH đề xuất giữ nguyên mức 3.300 đồng với giao dịch rút tiền và 1.650 đồng với giao dịch in sao kê, vấn tin như trước đây. Vị giám đốc này giải thích: hiện NH đang trả chi phí giao dịch ngoại mạng cho khách hàng, do vậy tăng phí rút tiền ngoại mạng sẽ rất kẹt.
Ngân hàng lớn muốn tăng phí ngoại mạng lên 5.500 đồng/lần
Trong khi đó, trưởng phòng dịch vụ thẻ một NH lớn tại TP.HCM cho biết đã đề xuất mức phí ngoại mạng khoảng 5.500 đồng/giao dịch, còn phí rút tiền nội mạng NH chưa muốn thu. Theo vị này, việc thu phí rút tiền nội mạng không bắt buộc, do vậy NH nào muốn “đi trước” thì thu. Còn việc tăng phí ngoại mạng là cần thiết vì chi phí đầu tư cho hệ thống ATM rất lớn.
Vị này cho biết chi phí đầu tư cho hệ thống ATM lên tới vài trăm triệu đồng mỗi máy, giá thuê địa điểm đặt máy ở những vị trí đắc địa lên đến cả nghìn USD/chỗ, chưa kể phí thuê đường truyền, phí thuê đội ngũ kiểm đếm, tiếp tiền, lượng tiền “chết” trong máy. Riêng chi phí sửa chữa, bảo trì mỗi máy lên đến hàng trăm triệu đồng/năm. Đây cũng là lý do nhiều NH nhỏ không đầu tư máy, thay vào đó là trả phí cho các chủ thẻ rút tiền ngoại mạng.
“Nhiều NH nhỏ chỉ lắp đặt vài máy lấy lệ, sau đó ào ạt phát hành thẻ. Những chủ thẻ này dùng hệ thống ATM của các NH lớn và được NH phát hành thẻ trả tiền. Còn NH lớn tăng thêm vô số công việc do phải phục vụ lượng khách hàng vãng lai này. Mà mức phí 3.300 đồng không đủ bù đắp” - vị trưởng phòng này nói.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc NH Đông Á, cho biết đến năm 2013 NH vẫn sẽ không thu phí nội mạng để khuyến khích người dân sử dụng thẻ ATM. Còn thu phí ngoại mạng là bắt buộc. Bởi qua hằng năm chi phí khấu hao đầu tư ATM của NH đã giảm đi, nhưng còn phải bảo hành, bảo dưỡng, chưa kể NH cũng phải gia tăng đầu tư thêm số lượng máy ATM.
Khổ cho chủ thẻ
Phụ trách chiến lược phát triển thẻ một NH tại Hà Nội cho biết do có ít máy ATM nên NH áp dụng chính sách miễn phí rút tiền ATM ngoài hệ thống trong sáu tháng đầu tiên, kể từ ngày khách hàng mở thẻ. Do đó, nếu phí ngoại mạng bị đẩy lên cao trong thời gian tới sẽ gây nhiều khó khăn cho các NH nhỏ, do không thể kham nổi chi phí cho khách hàng như hiện nay. Từ đó khách hàng buộc phải chọn giao dịch với NH có hệ thống máy ATM lớn để tránh bị thu phí cao.
Tổng giám đốc một NH có thế mạnh về thẻ thừa nhận mâu thuẫn có thật giữa NH lớn và NH nhỏ. Nhiều NH nhỏ chạy theo số lượng, phát triển chủ thẻ tràn lan mà không chú trọng đầu tư hệ thống để làm cơ sở phục vụ khách hàng, dựa dẫm hoàn toàn vào hệ thống của các NH lớn.
“Nếu không thay đổi thì không ai muốn đầu tư nữa. Vì NH nhỏ cứ phát hành thẻ, còn NH lớn nặng gánh với vai trò là kho tiền phục vụ 24/24 giờ nhu cầu rút tiền của khách hàng”, ông này nói.
Phó tổng giám đốc một NH lớn nói ông chia sẻ quan điểm cho rằng hệ thống 13.600 máy ATM hiện nay là đủ, không cần đầu tư thêm. Tuy nhiên, NH lớn không thể gánh cho NH nhỏ mãi. Mức phí ngoại mạng 3.300 đồng/giao dịch qua 2-3 năm, nếu cứ giữ như vậy NH nhỏ sẽ thấy có lợi nên không cần đầu tư máy ATM. Do vậy ông kiến nghị nên nâng lên mức 5.500 đồng, khi ấy NH nhỏ có thể gánh cho khách hàng mức 3.300 đồng như cũ, phần 2.200 đồng còn lại khách hàng chia sẻ với NH.
“Mức phí 3.300 đồng/giao dịch được đánh giá là quá thấp, không đủ bù đắp, vận hành hoạt động, dẫn đến khách hàng càng rút tiền thì NH càng lỗ”, ông này nói.
Thẻ nhiều máy ít
Nhiều NH phát hành vài chục ngàn thẻ nhưng chỉ đầu tư số lượng máy ATM khiêm tốn. Có NH phát hành 80.642 thẻ nhưng chỉ lắp 20 máy, một NH khác phát hành 64.277 thẻ nhưng chỉ lắp 10 máy. Hiện nay sáu NH là Agribank, Vietinbank, Vietcombank, Đông Á, BIDV, Techcombank có tổng cộng 8.200 máy, chiếm 70% lượng máy ATM toàn thị trường.
Theo Tuổi trẻ
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012
Ngân hàng 'đá' nhau vì thu phí ATM
Google Account Video Purchases
Vietnam
Thủ đoạn thẻ tín dụng giả
Tội phạm đang ngày càng sử dụng nhiều chiêu thức để rút ruột tài khoản của chủ thẻ, ngân hàng (NH).
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Từ tinh vi đến thủ côngChiều ngày 6.8, ông Nguyễn Quốc Toàn - Phó tổng giám đốc NH TMCP Đông Á (DongABank) - cho biết: “Ngày 4.8, DongABank phát hiện những giao dịch bất thường trên hệ thống. Sau 1 ngày theo dõi, vào 0 giờ ngày 5.8, nhân viên DongABank đã bắt được 1 trong 2 người nước ngoài tại máy ATM góc Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) sử dụng thẻ giả để rút tiền”.
Tại cơ quan công an, người này khai tên Cipriar, quốc tịch Rumani. Công an đã khám xét khách sạn mà người này ở và phát hiện các thiết bị ăn cắp thông tin thẻ ATM, thiết bị làm giả thẻ ATM và tiền mặt khoảng 300 triệu đồng. Ngoài thẻ ATM của DongABank, bọn tội phạm này còn làm giả thẻ (thanh toán và tín dụng) của 10 NH trong nước khác. Thủ đoạn của chúng là sao chép thông tin của chủ thẻ tại máy ATM, sau đó làm thẻ giả để rút tiền vào chiều tối hoặc nửa đêm.
Không chỉ bị rút trộm tiền ở trong nước, có trường hợp chủ thẻ đang ở TP.HCM nhưng 70 triệu đồng trong thẻ được rút ở Malaysia. Trường hợp này sau đó một thời gian được NH phát hành thẻ trả lại tiền khi NH điều tra ra thẻ đã bị hacker lấy cắp thông tin.
Theo các NH, để lấy thông tin của chủ thẻ, đa phần bọn tội phạm dùng các website giả hoặc giả mạo nhân viên NH gửi mail yêu cầu chủ thẻ cung cấp thông tin; hoặc gắn các thiết bị đọc băng từ của thẻ trên các máy ATM để lấy thông tin của khách sau đó chuyển sang thẻ trắng rồi thực hiện lấy tiền trong thẻ…
Gần đây nảy sinh thêm nhiều thủ đoạn "thủ công" nhưng cũng không đơn giản để ngăn chặn. Đó là kẻ xấu câu kết với nhân viên của một số nhà hàng, cửa hàng, các nơi cài đặt máy POS để cài thiết bị đọc thông tin, rút tiền của khách hàng. Chẳng hạn chủ thẻ sử dụng hết 1 triệu đồng, đưa thẻ cho nhân viên nhà hàng đi quẹt giúp. Thay vì quẹt thẻ thanh toán 1 triệu đồng, kẻ gian quẹt thanh toán thêm 2 - 3 lần với mỗi lần quẹt khoảng 2 - 3 triệu đồng. Sau đó giả chữ ký của chủ thẻ và chuyển chứng từ này về cho NH để lấy tiền hoặc lấy hàng hóa của nhà hàng.
Việc người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả mua hàng cũng đã từng xảy ra tại Đồng Nai.
Theo điều tra, vào khoảng 18 giờ ngày 13.3, Tan Eng Chuan (34 tuổi, quốc tịch Malaysia) vào cửa hàng điện thoại di động Viễn Thông A (số 1A Đồng Khởi, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) mua chiếc iPhone 4S với giá 20,5 triệu đồng.
Tan đưa thẻ Visa cho nhân viên thu ngân để thanh toán. Sau nhiều lần quẹt thẻ, máy báo đã giao dịch thành công nhưng trong hệ thống vẫn không nhận được tiền. Thấy vậy, nhân viên thu ngân gọi điện thoại về siêu thị Viễn Thông A (số 246 Phạm Văn Thuận, P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) để hỏi nguyên nhân thì nơi này báo lại, trước đó cũng có 2 người khách Malaysia dùng thẻ tín dụng giả lừa mua 2 điện thoại iPhone trị giá gần 38 triệu đồng. Biết bị lộ, Tan bỏ chạy, nhưng đã bị lực lượng bảo vệ siêu thị bắt giao cơ quan công an xử lý. Kiểm tra trong người Tan, công an đã thu giữ 13 thẻ tín dụng giả.
Ông Lê Huỳnh Hà - Trưởng phòng Quản lý dịch vụ ATM NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM (Vietcombank) - cho biết, sơ hở lớn nhất của thị trường thẻ Việt Nam là đa số thẻ đều làm bằng công nghệ băng từ nên dễ lấy cắp thông tin của chủ thẻ hơn so với thẻ chip. Lý do là thẻ ATM theo công nghệ chip có giá thành cao hơn nhiều so với thẻ ATM băng từ nên hiện nay thẻ chip mới chỉ áp dụng cho các thẻ tín dụng.
Tuy nhiên theo ông Hà, với chi phí 5 - 7 USD/thẻ chip, các chủ thẻ hoàn toàn có thể chấp nhận mức phí này. Nhưng các NH hiện nay không muốn chuyển đổi sang công nghệ chip bởi phải đầu tư lại toàn bộ hệ thống máy chấp nhận thẻ POS, ATM để có thể tương thích với thẻ chip. Chi phí là rất lớn nên hầu hết các NH đều không muốn.
Theo ông Lê Huỳnh Hà, để bảo vệ mình, chủ thẻ cần lưu ý: mua hàng trên mạng qua những website có uy tín; cần giám sát các thao tác khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ qua máy POS; sử dụng dịch vụ nhắn tin tự động đến máy điện thoại khi có phát sinh giao dịch để kiểm soát tài khoản và ngăn chặn ngay kẻ gian lấy tiền…
Đối với vụ việc xảy ra tại Đà Nẵng ngày 5.8, ông Nguyễn Cao Phong - Phó giám đốc NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng - đề nghị: “Để không bị bọn tội phạm lợi dụng sử dụng thẻ tín dụng giả trong thanh toán, các cửa hàng kinh doanh chấp nhận thẻ cần thực hiện theo đúng các quy trình thanh toán như kiểm tra thẻ (cần chú ý hơn đối với thẻ sử dụng băng từ; thẻ sử dụng công nghệ chip có tính bảo mật cao hơn - PV), đối chiếu hình ảnh trên thẻ tín dụng với các giấy tờ tùy thân của chủ thẻ như hộ chiếu, passport… Khi có những dấu hiệu đáng ngờ (quẹt thẻ nhiều lần không được, giao dịch thành công nhưng hệ thống không nhận được tiền - PV) thì điện thoại theo đường dây nóng của NH yêu cầu kiểm tra thẻ”.
Theo Thanh Xuân - Kim Cương
Thanh niên
Google Account Video Purchases
Vietnam
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
MDB và sự kết hợp với những tên tuổi lớn
Gần đây, việc am hiểu về thị trường nội địa càng được các ngân hàng trong nước nâng lên tầm quốc tế, bằng cách hợp tác với các tổ chức nước ngoài.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Sự hợp tác này giúp cho các ngân hàng Việt Nam gia tăng thêm những nền tảng cơ bản như: công nghệ, năng lực quản trị và điều hành, phát triển sản phẩm... Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) là một trong những ngân hàng không những nâng cao được tiềm lực tài chính khi liên kết với Công ty Tài chính Fullerton Financial Holdings Pte, Ltd., mà còn với những tên tuổi lớn đằng sau sự thành công này.
Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của MDB đạt hơn 500 tỷ đồng, bằng 139% so với kế hoạch. Ngoài ra, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,08%, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên 55,98%, tỷ lệ chia lợi tức cổ phần là 10,5%...
Những con số dù lạc quan vẫn chỉ là những con số khô khan, nếu chúng ta không biết được cả một ekip mạnh đằng sau MDB để có thể cho ra con số đó. Công ty Tài chính Fullerton Financial Holdings Pte, Ltd., (FFH) đã hợp tác với MDB từ năm 2010, khi MDB hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Gần đây, nội lực về tài chính của MDB đã được củng cố khi FFH nâng mức sở hữu cổ phần tại MDB từ 15% lên 20%. Sự hợp tác chiến lược này đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho MDB trong việc quốc tế hóa chất lượng dịch vụ và mô hình hoạt động kinh doanh, cũng như quản trị của mình. Theo đó, MDB đang có những bước cải tiến vững vàng hơn.
Temenos được thành lập năm 1993 tại Geneve và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thụy Sĩ và hiện có mặt trên 29 quốc gia với 34 văn phòng. Khi khai trương hệ thống văn phòng tại Hà Nội, Temenos hướng tới mục tiêu phục vụ cho lượng khách hàng ngày càng tăng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Nhận thấy đầu tư vào công nghệ thông tin đang là xu thế của ngành ngân hàng toàn cầu, Temenos đã giúp MDB tối ưu hóa các lĩnh vực kinh doanh của mình như: các tiện ích hỗ trợ thông tin khách hàng, các khoản cho vay nhỏ, tiền gửi, tự động hoá, hệ thống quản trị thông tin và các dịch vụ về kinh doanh vốn. Giải pháp với công nghệ cao từ hai nhà cung cấp phần mềm ngân hàng lớn trên thế giới này sẽ cho phép MDB xử lý các giao dịch theo thời gian một cách dễ dàng, hiệu quả và liên tục trong vòng 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần.
Sắp tới, với sự trợ giúp của Temenos (tập đoàn cung cấp các giải pháp chuyên biệt về các thiết bị ATM), vào ngày 7/8 tới đây, MDB sẽ ra mắt một loại thẻ debit có công nghệ mới.
Thời gian qua, MDB đã triển khai hệ thống Core Banking &CRM thành công. Việc phát triển hệ thống này được thực hiện trong vòng 8 tháng. Thông qua hệ thống IT mới này, MDB có thể quản lý dữ liệu từ trung tâm, thu thập quản lý thông tin cá nhân của khách hàng tốt hơn; đồng thời có thể hiểu rõ nhu cầu tài chính của từng khách hàng, từ đó có thể cung cấp những sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Những tên tuổi lớn của FFH, Temenos đã giúp cho MDB có thêm những bước tiến dài và vững chắc.
(Nguồn: MDB/ Mekong Bank)
Google Account Video Purchases
Vietnam
Mở nhiều hội chợ giảm giá 30-50% để "đẩy" hàng tồn kho
Hàng tồn kho không được giải quyết thì kể cả lãi vay ngân hàng xuống dưới 5%/năm cũng không giúp được doanh nghiệp vì họ vay sản xuất thì chỉ để tăng hàng hóa tồn kho mà thôi.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Theo tôi để cấp cứu cho doanh nghiệp, vực dậy nền kinh tế thì chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu, điều trị tận gốc mới mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững. Qua đây tôi xin đề xuất 2 giải pháp, có thể nói là "đặc trị" để giải quyết căn bệnh nền kinh tế hiện nay.
Giải pháp kích cầu tiêu dùng
Kích cầu tiêu dùng là giải pháp gián tiếp giúp cho doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho. Một khi mà đẩy được hàng tồn kho đi thì doanh nghiệp mới có tiền để tiếp tục sản xuất. Giải pháp này cũng gián tiếp giúp cho ngân hàng cho vay vốn vì chỉ khi hàng tồn kho của doanh nghiệp được tiêu thụ hết thì họ mới có khả năng để tái sản xuất và mới có nhu cầu vay vốn.
Giải pháp kích cầu tiêu dùng
Kích cầu tiêu dùng là giải pháp gián tiếp giúp cho doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho. Một khi mà đẩy được hàng tồn kho đi thì doanh nghiệp mới có tiền để tiếp tục sản xuất. Giải pháp này cũng gián tiếp giúp cho ngân hàng cho vay vốn vì chỉ khi hàng tồn kho của doanh nghiệp được tiêu thụ hết thì họ mới có khả năng để tái sản xuất và mới có nhu cầu vay vốn.
Hàng tồn kho không được giải quyết thì kể cả lãi vay ngân hàng xuống dưới 5%/năm cũng không giúp được doanh nghiệp vì họ vay sản xuất thì chỉ để tăng hàng hóa tồn kho mà thôi.
Nhà nước có thể miễn thuế VAT cho các doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm hay mở các hội chợ giảm giá. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng hóa bán tại hội chợ để họ có thể bán hàng với giá giảm từ 30% đến 50%. Giảm lãi suất tín dụng tiêu dùng kích thích các hộ gia đình mua sắm nhiều hơn.
Giải pháp giải quyết nợ xấu
Ở bài viết trước tôi đã đề cập đến ba biện pháp giải quyết nợ xấu, đó là: thứ nhất, NHNN sẽ bơm một lượng tiền lớn cho các ngân hàng thương mại. Thứ hai, giao cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính mua lại nợ xấu các ngân hàng hiện nay. Cách thứ ba, thành lập công ty mua bán nợ xấu do Chính phủ quản lý.
Giải quyết nợ xấu chính là biện pháp khơi thông luồng tín dụng, khơi thông huyết mạch của nền kinh tế. Là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và ngân hàng. Hiện tại nợ xấu là rào cản lớn nhất giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp rất muốn vay nhưng vì còn vướng nợ cũ chưa trả được. Ngân hàng cũng rất muốn cho doanh nghiệp vay nhưng vì chưa đòi được nợ cũ và sợ nợ xấu ngày một tăng lên.
Kích cầu tiên dùng là để giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, kích thích sản xuất kinh doanh. Giải quyết nợ xấu (tôi ưu tiên giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu) là để khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp, khơi thông huyết mạch kinh tế, bơm thêm máu cho doanh nghiệp để phục hồi và dần đi vào ổn định.
Với “bài thuốc” đặc trị phá vỡ “khối u” sau đó tiếp thêm máu cho doanh nghiệp, cùng với các giải pháp của Chính phủ hiện nay, tôi tin rằng sức khỏe của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rõ rệt, góp phần vực dậy nền kinh tế đang rất trì trệ như hiện nay.
Nhà nước có thể miễn thuế VAT cho các doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm hay mở các hội chợ giảm giá. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng hóa bán tại hội chợ để họ có thể bán hàng với giá giảm từ 30% đến 50%. Giảm lãi suất tín dụng tiêu dùng kích thích các hộ gia đình mua sắm nhiều hơn.
Giải pháp giải quyết nợ xấu
Ở bài viết trước tôi đã đề cập đến ba biện pháp giải quyết nợ xấu, đó là: thứ nhất, NHNN sẽ bơm một lượng tiền lớn cho các ngân hàng thương mại. Thứ hai, giao cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính mua lại nợ xấu các ngân hàng hiện nay. Cách thứ ba, thành lập công ty mua bán nợ xấu do Chính phủ quản lý.
Giải quyết nợ xấu chính là biện pháp khơi thông luồng tín dụng, khơi thông huyết mạch của nền kinh tế. Là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và ngân hàng. Hiện tại nợ xấu là rào cản lớn nhất giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp rất muốn vay nhưng vì còn vướng nợ cũ chưa trả được. Ngân hàng cũng rất muốn cho doanh nghiệp vay nhưng vì chưa đòi được nợ cũ và sợ nợ xấu ngày một tăng lên.
Kích cầu tiên dùng là để giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, kích thích sản xuất kinh doanh. Giải quyết nợ xấu (tôi ưu tiên giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu) là để khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp, khơi thông huyết mạch kinh tế, bơm thêm máu cho doanh nghiệp để phục hồi và dần đi vào ổn định.
Với “bài thuốc” đặc trị phá vỡ “khối u” sau đó tiếp thêm máu cho doanh nghiệp, cùng với các giải pháp của Chính phủ hiện nay, tôi tin rằng sức khỏe của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rõ rệt, góp phần vực dậy nền kinh tế đang rất trì trệ như hiện nay.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012
Ngân hàng buộc bị hại trả nợ thay cho kẻ lừa đảo 2,8 tỷ đồng
“Dính” vụ nhân viên ngân hàng lừa gần 3 tỷ đồng và bị ngân hàng “giam” 2 giấy chủ quyền nhà, khi bị hại làm đơn “xin” lại thì Phó TGĐ Sacombank trả lời rằng, bị hại phải trả số nợ gốc 2,8 tỷ đồng và lãi suất thì mới cho nhận lại giấy tờ nhà.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Vào đầu tháng 6/2009, ông Lưu Văn Minh, Giám đốc Công ty TNHH-TMDV Minh Đồng (trụ sở đặt tại quận 10, TP Hồ Chí Minh) có nhu cầu vay vốn nên đến phòng giao dịch Bình Chánh thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - chi nhánh Chợ Lớn để giao dịch và gặp được Nguyễn Hoàng Ngân là Trưởng phòng. Thông qua Ngân, ông Minh đã làm thủ tục thế chấp hai căn nhà số 332-333/1, Bến Vân Đồn, quận 4 để vay tiền.
Ngày 13/6/2009, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Chợ Lớn duyệt ký hợp đồng tín dụng cho ông Minh vay với số tiền 2,8 tỷ đồng. Trong quá trình làm hồ sơ, ông Minh đều nhờ Ngân kê khai làm sẵn, ông Minh chỉ việc ký tên, đóng dấu công ty. Lợi dụng sơ hở này, Ngân đã làm sẵn các giấy nhận nợ khống của các đợt vay tiền rồi đưa cho ông Minh ký tên, đóng dấu. Ngày 18/9, Ngân đưa các giấy khống nói trên để nhân viên giao dịch làm thủ tục giải ngân và chuyển xuống cho anh Nguyễn Thành Tài là thủ quỹ của Phòng giao dịch để chi tiền. Ngân trực tiếp gặp anh Tài nhận số tiền 2,8 tỷ đồng rồi “ém” luôn để tiêu xài. Sau đó Ngân nói dối với ông Minh là ngân hàng không giải ngân, ông Minh đòi lại giấy tờ nhà nhưng Ngân cứ khất lần.
Ngoài việc chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng của ngân hàng, trong tháng 6/2009 Ngân còn lừa đảo chiếm đoạt của ông Minh thêm 60.000USD. Khi sự việc bại lộ Ngân bỏ trốn cho đến ngày hôm nay. Từ cơ sở trên, cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh ra quyết khởi tố vụ án, khởi tố bị can và truy nã toàn quốc đối với Nguyễn Hoàng Ngân can tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xác định rõ Nguyễn Hoàng Ngân đã thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt của Ngân hàng Sacombank 2,8 tỷ đồng và của ông Lưu Văn Minh 60.000 USD. Còn giấy chứng nhận quyền sở hữu hai căn nhà 332-333/1, Bến Vân Đồn của ông Lưu Văn Minh là vật chứng của vụ án nên yêu cầu Ngân hàng Sacombank giao nộp bản chính cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định, tuy nhiên phía ngân hàng từ chối không giao nộp.
Về phía ông Minh, do chờ đợi gần 3 năm mà không thấy được trả lại 2 giấy chủ quyền nhà, ông làm đơn đề nghị gửi Ngân hàng Sacombank. Thật bất ngờ, ngày 9/7/2012, ông Đào Nguyên Vũ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank có công văn trả lời, đề nghị ông Lưu Văn Minh phải trả số nợ gốc 2,8 tỷ đồng và lãi suất thì mới cho nhận lại giấy tờ nhà. Ông Minh kêu trời vì tự dưng ngân hàng lại bắt ông phải trả nợ thay cho kẻ lừa đảo. Do vậy mà hiện tại ông Minh đang làm đơn gửi cơ quan chức năng để nhờ can thiệp.
Ngân hàng nói “không vô cảm”, doanh nghiệp kêu vẫn thiếu vốn
Ngành ngân hàng cho rằng đã hy sinh các chỉ số, hệ số tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm lượng hàng tồn kho và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, Bộ Công Thương được Chính phủ giao soạn thảo “Đề án tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”.Trước khi trình Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị góp ý kiến cho đề án này tại Tp.HCM vào ngày 25/7 và sáng 26/7 tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị ở Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Viết Mạnh cho hay, từ khi có Nghị quyết 01, tiếp đó là Nghị quyết 13 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Hành động cụ thể là Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất huy động đầu vào liên tục - từ 14%/năm xuống 9%/năm, giữ ổn định tỷ giá VND/USD, vốn ưu tiên cho sản xuất và đối tượng được vay cũng được tháo gỡ. Hay mới nhất là kêu gọi các tổ chức tín dụng hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm.
Điểm nhấn được Vụ trưởng Vụ Tín dụng nhắc đến là buổi đối thoại giữa lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước với các doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội mới đây và một hội nghị tương tự sẽ được tổ chức vào thứ Bảy tuần này tại Tp.HCM.
“Điều đó thể hiện sự quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chứ không phải là đánh bóng tên tuổi. Thậm chí, ngân hàng đã phải “hy sinh” chất lượng về các chỉ số, hệ số đánh giá tín dụng sau bao nhiêu năm đi vào quản lý chất lượng”, ông Mạnh nói.
Do đó, ông Nguyễn Viết Mạnh cho rằng, ngành ngân hàng đã làm được nhiều việc phải ghi nhận với những tháo gỡ tích cực chứ không vô cảm như một số ý kiến.
Tuy nhiên, trong dự thảo Đề án của Bộ Công Thương nhận định, hiện lãi suất cho vay cao và khả năng doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Các doanh nghiệp đang thiếu vốn lưu động do hàng tồn kho nhiều, lãi suất tiền vay tương đối cao”, dự thảo của Bộ Công Thương có đoạn.
Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn, vì vậy không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng hoặc không vay được lãi suất như ngân hàng công bố.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) kể, vừa qua, Hội đồng Quản trị Petrolimex phê duyệt hạn mức vay cho 1 thành viên kinh doanh sản xuất nông nghiệp. “Số vốn đi vay không lớn, tuy nhiên khi đơn vị này đi làm việc với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn”, ông Dũng nói.
Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, không chỉ đối với Tập đoàn, các đơn vị của TKV cũng đánh giá hiện nay việc đi vay vốn khó hơn và chi phí vay cũng cao hơn.
Về phía hiệp hội, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Trần Viết Ngãi thông tin rằng, một số đơn vị ngành điện như Công ty Cổ phần Cơ khí điện Đông Anh trúng thầu một dự án, với số vốn cần vay 300 tỷ đồng, nhưng không được ngân hàng chấp thuận. Hay, một công ty truyền tải cũng không vay được vốn để thực hiện đường dây Pleiku 220KV.
“Các tập đoàn trực thuộc Hiệp hội không còn vốn để đầu tư các dự án”, ông Ngãi thông tin lại.
Đề xuất về giải pháp, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (Vafie) cho rằng, nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay là vốn. Vì vậy, ông Mại đề nghị Bộ Công Thương không cần đề nghị nhiều với Ngân hàng Nhà nước mà chỉ cần ngành ngân hàng tư duy theo cách nói của một giám đốc ngân hàng thương mại tại Tp.HCM mà ông dẫn lời: “Cứu doanh nghiệp là cứu ngân hàng”.
Ngoài ra, đại diện Vafie cũng cho rằng, Bộ Công Thương cần bàn với Ngân hàng Nhà nước để đưa ra giải pháp thành một chiến dịch giải cứu doanh nghiệp để họ tiếp cập được vốn.
“Nếu được như vậy thì tháng Tám, tháng Chín tới vốn sẽ đến với doanh nghiệp và quý 4/2012 doanh nghiệp thực hiện sản xuất được”, ông Mại nói.
Theo Tùy Phong
Vneconomy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)