Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

BIDV chậm niêm yết và những hệ lụy

BIDV chậm niêm yết và những hệ lụy

Nếu cổ đông dùng vốn vay để mua cổ phiếu lúc IPO thì doanh nghiệp càng lâu niêm yết, áp lực xả hàng càng lớn.

>>BIDV đăng ký niêm yết 2,3 tỷ cổ phiếu

>>thông tin habubank nợ nần là sai lệch
Tháng trước, khi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo chốt danh sách cổ đông để lưu ký chứng khoán cũng như nộp hồ sơ niêm yết tại HOSE, nhà đầu tư đã tin chắc ngân hàng này sẽ chính thức chào sàn trong tháng 6. Vì thế nhiều người bất ngờ trước thông tin BIDV sẽ hoãn niêm yết đến quý III.
habubank hết nợ nần
Như vậy, những người đã tham gia đấu giá BIDV trong đợt IPO từ cuối năm ngoái sẽ phải tiếp tục ôm thêm cổ phiếu này một thời gian nữa, đồng nghĩa với việc vốn sẽ tiếp tục bị chôn.
Do vậy thời điểm hiện nay ai đang giữ BIDV và muốn bán trên thị trường OTC không phải là chuyện dễ. Năm ngoái, gần 84,8 triệu cổ phiếu của BIDV đã được bán ra bên ngoài với giá bình quân 18.583 đồng một cổ phiếu, tương ứng với số tiền thu về khoảng 1.575 tỷ đồng.
Nhưng do BIDV chưa lên sàn, nên dòng tiền này không thể bổ sung lên thị trường. Riêng với BIDV, hệ lụy không chỉ dừng ở mức này mà còn có nhiều điều đáng bàn.
Cả 3 ngân hàng TMCP được Nhà nước sở hữu cổ phần chi phối, gồm Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG) và BIDV, khi tiến hành lên sàn đều không trúng thời điểm thuận lợi.
VCB và CTG niêm yết vào năm 2009, năm thị trường phục hồi khá mạnh. Nhưng giai đoạn cuối quý II, đầu quý III - thời điểm VCB và CTG chào sàn HOSE thì thị trường lại đang ở “quãng nghỉ” sau một giai đoạn tăng mạnh.
Chưa kể mức giá niêm yết của VCB lúc đó chỉ 5.0, chưa bằng một nửa mức giá bình quân gần 10.8 trong đợt IPO năm 2007. Còn theo lời của lãnh đạo CTG, mức giá chào sàn 5.0 của CTG lẽ ra có thể cao hơn. Trong 2 tháng gần đây, thị trường chứng khoán diễn biến thiếu sức sống khiến không ít nhà đầu tư chán ngán. Nói như vậy để thấy rằng việc chọn thời điểm “đẹp” để lên sàn rất quan trọng nhưng cũng không đến mức bị lệ thuộc.
Nếu giả sử tháng 6 này BIDV niêm yết, quãng thời gian từ khi IPO đến niêm yết mất khoảng 6 tháng, trong khi VCB lên đến 18 tháng.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng BIDV niêm yết sau VCB và CTG sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc học hỏi những kinh nghiệm nên việc chủ động niêm yết nhanh cũng là lẽ thường tình. Và nếu đã rút được kinh nghiệm, BIDV phải có kế hoạch, lộ trình chỉn chu hơn, không nên đẩy cổ đông và cả chính mình vào thế khó.
Thực tế, việc BIDV hoãn niêm yết đến quý III vẫn đúng lộ trình đưa ra trong đợt IPO cuối năm ngoái là sẽ niêm yết không muộn hơn quý III. Nhà đầu tư tham gia đấu giá BIDV ban đầu ắt hẳn cũng xác định được mốc thời điểm có thể thanh toán cho khoản đầu tư của mình trễ nhất vào ngày 30/9.
Nhưng sự khẩn trương của BIDV rốt cuộc lại gây ra ít nhiều thất vọng. Nhiều ý kiến cho rằng nếu BIDV cứ từ từ và niêm yết đúng hẹn vào quý tới hiệu ứng sẽ tốt hơn, thay vì công bố niêm yết sớm, nay lại điều chỉnh xuống thành đúng hẹn.
Không sai hẹn so với ban đầu nhưng rõ ràng BIDV ít nhiều cũng khiến nhà đầu tư thất vọng, bởi lẽ đây là ngân hàng lớn và ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT, cũng được tiếng là mạnh mẽ, dám nói dám làm.
Tại đại hội cổ đông của BIDV diễn ra cách đây 3 tháng, ông Trần Bắc Hà có nhắc đến khả năng giá chào sàn của BIDV không thấp hơn giá đấu bình quân của đợt IPO. Nếu khả năng này xảy ra, mức giá chào sàn thấp nhất của BIDV sẽ ở khoảng 27.500-28.000 đồng. So giá của CTG và VCB - những ngân hàng cùng tầm vóc với BIDV - sẽ có nhiều kịch bản khác nhau. Nếu BIDV chào sàn lúc này, giá chào sàn sẽ cao hơn CTG (hiện 2.1) và xấp xỉ VCB (hiện 3.0).
Trong một thị trường không có diễn biến thuận lợi, việc nhà đầu tư có thể định giá hợp lý cho BIDV không đơn giản. Bởi giữa cổ phiếu mới chưa rõ vùng giá và một cổ phiếu quen đã nắm bắt đầy đủ, cổ phiếu mới có thất thế cũng là điều dễ hiểu. Tâm lý này có thể lan sang những người nắm giữ và dẫn đến suy nghĩ “bán ra cầm tiền cho chắc”.
Đặt ra một kịch bản xấu nhất là nếu BIDV chào sàn ngày đầu (trong giai đoạn hiện nay) và giảm sàn luôn (theo quy định của HOSE ngày đầu chào sàn được phép biến động 20%), mức giá đáy sẽ về khoảng 2.2, chỉ tương đương CTG chứ chưa rẻ hơn.
Nhà đầu tư thường hay so thị giá cổ phiếu ngân hàng, bởi trong nhiều thời điểm ngân hàng có vị thế lớn sẽ có thị giá cao và ngược lại. Với kịch bản xấu vừa nêu, lúc này cả bên mua lẫn bên bán đều gặp khó, bên bán giữ cổ phiếu từ khá lâu nhưng lãi 20% bán không đành, giữ lại thì sợ cổ phiếu xuống nữa khi thị trường xấu. Ngược lại bên mua cũng sẽ lừng khừng tại mức giá này.
Ở đây, có thể khối ngoại cũng ra tay mua vào. Tuy nhiên, nhìn vào trường hợp của GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam), khối ngoại mua vào rất nhiều, nhưng mua rất nhẹ nhàng, thay vì đẩy giá. Vì thế, dù khối này có mua BIDV cũng không phải là cơ sở để cổ phiếu này tăng giá.
Nhưng liệu BIDV có chắc rằng thị trường những quý tới có thể “bùng” như cuối quý I và đầu quý II. Và giả sử thị trường có tốt trở lại cũng chưa chắc nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ có nhiều thay đổi có lợi cho BIDV. Trong khi càng lâu niêm yết, hình ảnh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng trong mắt cổ đông và cổ đông càng thiệt thòi hơn.
Chưa kể trong trường hợp cổ đông sử dụng vốn vay để tham gia IPO - điều khá bình thường nếu kỳ vọng mức lợi nhuận cao hơn lãi suất vay và mua cổ phiếu tốt - thì doanh nghiệp càng lâu niêm yết, áp lực xả hàng càng lớn và giá cổ phiếu có thể bị “đè” một cách thái quá.
(Theo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính)

Masan chuyển đổi 630 tỷ đồng trái phiếu

Masan chuyển đổi 630 tỷ đồng trái phiếu

Ngày 26/6, Masan sẽ chuyển đổi 4 trái phiếu mệnh giá 630 tỷ thành hơn 30,9 triệu cổ phần phổ thông.
>>thông tin habubank nợ nần là sai lệch
habubank hết nợ nần
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) vừa thông báo về việc chuyển đổi 630 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Theo đó, trong ngày mai, MSN sẽ đồng thời tiến hành chuyển đổi 4 trái phiếu của 3 trái chủ sang thành cổ phần phổ thông.
Trái chủ thứ nhất của MSN là TPG Star Masan với 1 trái phiếu mệnh giá 180 tỷ và 1 trái phiếu mệnh giá 90 tỷ đồng. 2 trái phiếu này sẽ được MSN chuyển đổi thành 13,3 triệu cổ phần phổ thông.
Ngoài ra, 2 trái chủ là TPG Star Masan III và BI Private Equity New Markets II đồng thời nắm 2 trái phiếu có mệnh giá 180 tỷ đồng. Cả hai trái phiếu này lần lượt được chuyển đổi thành 8,8 triệu cổ phần phổ thông.
Tất cả 4 trái phiếu trên có tổng mệnh giá 630 tỷ đồng và đều đáo hạn và ngày 10/11.
Trâm Anh

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Chứng khoán châu Á khởi sắc

Chứng khoán châu Á khởi sắc

Chứng khoán tăng do G20 cam kết hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giúp khắc phục khủng hoảng nợ châu Âu.

>>Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm

>>Thông tin Habubank nợ nần là không chính xác
Lúc 5h47 chiều nay (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương tăng 1%, đóng cửa ở 116,96 điểm, cao nhất kể từ ngày 15/5.
habubank hết nợ nần
Các chỉ số chứng khoán khu vực phần lớn đều tăng, trong đó phải kể đến Nikkei 225 của Nhật Bản, tăng 1,1%. Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,3%.
Chứng khoán tăng là do hội nghị thượng đỉnh G20 đã đưa ra cam kết hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giúp khắc phục cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu. Đồng thời, hai quốc gia lớn là Mỹ và Trung Quốc đều có những động thái tích cực trong các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế.
Cụ thể là Cục Dự trữ Liên bang đã mở cuộc họp báo hai ngày từ 18/6 để xem xét việc bán các khoản nợ ngắn hạn và mua trái phiếu dài hạn. Mục tiêu là nhằm kích thích thị trường tăng trưởng. Chính phủ Trung Quốc thì tỏ ra linh hoạt hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính.
(Theo DVT)

Fed bơm thêm 267 tỷ USD

Fed bơm thêm 267 tỷ USD

Động thái này nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và bảo vệ đà tăng của nền kinh tế Mỹ.
>>Thông tin Habubank nợ nần là không chính xác
Sau cuộc họp Ủy ban thị trường mở (FOMC) diễn ra trong hai ngày 19/6 và 20/6, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tuyên bố sẽ mở rộng chương trình hoán đổi trái phiếu Operation Twist đến cuối năm để giảm tỷ lệ thất nghiệp và bảo vệ đà tăng của nền kinh tế.
habubank hết nợ nần
Theo FOMC, Fed cần phải hành động do tình hình đang ngày càng xấu đi. Những tháng gần đây, tăng trưởng việc làm đã chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, chi tiêu của các hộ gia đình lại chậm hơn so với tốc độ năm ngoái. Bên cạnh đó, lạm phát đã lắng xuống và sẽ được giữ ở mức ổn định khi giá dầu mỏ và khí đốt sụt giảm. So với mức đỉnh 109,77 USD một thùng được lập hồi tháng 2, giá dầu đã giảm tới 23% xuống 84,03 USD một thùng.
Chương trình hoán đổi trái phiếu được thực hiện từ tháng 9 năm ngoái và sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Tổng cộng, Fed đã bán 400 tỷ USD nợ ngắn hạn của chính phủ và thay thế bằng một lượng trái phiếu kho bạc dài hạn có giá trị tương đương.
Lần này, Fed sẽ thay thế các trái phiếu ngắn hạn bằng các khoản nợ dài hạn với trị giá 267 tỷ USD. Cơ quan này có thể sẽ bán chứng khoán Kho bạc với kỳ hạn 3 năm hoặc ít hơn và mua lại chứng khoán với thời gian đáo hạn từ 6 - 30 năm.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng điều kiện kinh tế hiện nay vẫn có thể đảm bảo cho việc giữ lãi suất ở mức thấp, ít nhất là cho đến năm 2014. FOMC đã giữ lãi suất ở mức 0,25% kể từ tháng 12/2008 đến nay.
(Theo TTVN)

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Đồng đôla Mỹ sẽ tiếp tục tăng

Đồng đôla Mỹ sẽ tiếp tục tăng

Đô la Mỹ sẽ tiếp tục là tài sản đầu tư an toàn cho đến khi tình hình châu Âu ổn định.
>>Thông tin habubank nợ nần là không chính xác

Sau khi dự trữ đô la Mỹ của các ngân hàng trung ương xuống thấp nhất trong lịch sử, chỉ khoảng 60,5% trong quý II/2011. Đến tháng 12 năm ngoái, tỷ lệ này tăng lên 62,11%, số liệu mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.

habubank hết nợ nần
Các Ngân hàng Trung ương tăng cường dự trữ ngoại hối mạnh nhất kể từ 2004 khiến thị trường khan hiếm khoảng 2.000 tỷ USD, theo ước tính của Morgan Stanley.
Nhu cầu với đô la Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục dai dẳng. Đô la Mỹ tăng 3,4% kể từ cuối tháng 4 so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt bất chấp kỳ vọng Fed sẽ tung ra gói kích thích kinh tế mới tại cuộc họp tuần này.
Theo trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley, Ian Stannard, thực chất USD là do các ngân hàng trung ương nắm giữ đa phần và không có dấu hiệu bơm ra. Điều này khiến thị trường rơi vào tình trạng khan hiếm đôla.
“Chúng tôi cho rằng, đôla Mỹ sẽ tiếp tục mạnh lên trong những tháng tới do đe dọa từ khủng hoảng eurozone. Đô la Mỹ sẽ tiếp tục là tài sản đầu tư an toàn cho đến khi tình hình châu Âu ổn định". chiến lược gia thuộc Bank of America nhận định hôm 15/6.
(Theo DVT)

Đôla Australia có thể ngang giá USD

Đôla Australia có thể ngang giá USD

Lãi suất cao là một trong những yếu tố thu hút giới đầu tư đổ tiền vào các tài sản định giá bằng đôla Australia.
>>Thông tin habubank nợ nần là không chính xác

Trong báo cáo quý mới nhất, Bộ Kinh tế Tài nguyên Nông nghiệp và Khoa học Australia dự báo, đôla Australia sẽ ngang giá đôla Mỹ vào năm tài khoán 2012-2013, bắt đầu từ ngày 1/7.

habubank hết nợ nần
Theo cơ quan này, nếu kinh tế toàn cầu tăng trưởng dần trong năm tài khóa 2012-2013, điều này sẽ giúp khôi phục thị trường tài chính, giúp tăng giá trị của đôla Australia.
Cơ quan này cũng nhận định thêm, lãi suất cao cũng là yếu tố thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản định giá bằng đôla Australia. Thực tế, lãi suất cho vay ở Australia đầu tháng 6 là khoảng 6%, so với Mỹ là 3,25%, Nhật Bản 1,5%.
Ngân hàng Trung ương Đức, một trong những Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới cũng có ý định bổ sung tài sản định giá bằng đôla Australia vào kho dự trữ. Xu thế này cho thấy, đô la Australia dường như đang nổi lên là tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng châu Âu.
(Theo DVT)

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Cục diện Hy Lạp khi dùng lại đồng drachma

Cục diện Hy Lạp khi dùng lại đồng drachma

Hy Lạp không loại trừ khả năng dùng đồng darchma thay euro. Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị cho đất nước này.
>>Ngân hàng habubank hết nợ nần
Theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU), để Hy Lạp nhận được hỗ trợ tài chính trong thời điểm nóng bỏng hiện tại, quốc gia này phải trải qua quá trình cơ cấu lại bộ máy rất chậm, lâu dài và khó khăn.
habubank hết nợ nần
Tuy nhiên, kịch bản có thể hoàn toàn đi theo chiều hướng mới nếu đảng cực hữu của Hy Lạp giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Nếu Hy Lạp từ chối áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng mà khối EU đưa ra, Đức và những quốc gia khác rất có khả năng sẽ ngừng cho Hy Lạp vay. Nếu không có khoản vay nước ngoài, chính phủ Hy Lạp đơn giản là sẽ vỡ nợ.
Khi Hy Lạp vỡ nợ, với thâm hụt ngân sách khổng lồ, chính phủ sẽ phải hành động nhanh chóng để tăng thuế, tịch thu và bán tài sản công, cắt giảm hoặc ngừng thanh toán tiền lương của giáo viên, quân sự. Từ suy sụp tài chính sẽ dẫn đến sụp đổ chính phủ, và một viễn cảnh bạo loạn trong nước hoặc dòng người tị nạn ra nước ngoài là điều không thể tránh khỏi.
Bản thân người Hy Lạp muốn giữ đồng euro, họ chỉ từ chối chính sách thắt lưng buộc bụng hiện nay. Tuy nhiên, nếu không có cứu trợ tài chính từ các nước, Hy Lạp sẽ không có sự lựa chọn nào ngoài việc công bố sự trở lại của drachma trong vài tháng tới, thời gian đủ để chuyển giao hai loại tiền này. Sau chuyển giao, Hy Lạp rất có thể phải phá giá đồng drachma tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước.
Trước khi chuyển đổi từ euro sang đồng drachma, người dân sẽ đổ xô đến rút euro từ các ngân hàng Hy Lạp, gây ra hoảng lọan ngân hàng và thường được ngăn chặn bằng cách đóng cửa ngân hàng trong thời gian dài. Hy Lạp sẽ mất khả năng chi trả những trái phiếu chính phủ bằng đồng euro, dẫn đến mất uy tín và mất khả năng vay nợ nước ngoài. Lạm phát Hy Lạp sẽ tăng đột biến do sự nhân lên của drachma khi chính phủ phát hành trái phiếu mới và in tiền
Một hậu quả nữa là đồng drachma giảm giá trị, thậm chí rơi tự do. Sau cú sốc ban đầu, nền kinh tế sẽ tiếp tục lao dốc, những công ty chuyên nhập khẩu hoặc có nợ bằng euro sẽ phá sản do drachma trượt giá so với ngoại tệ. Nền kinh tế càng bị thu hẹp về quy mô, thậm chí thay đổi hoàn toàn hình thái kinh tế. Trong khi đó, dầu và khí đốt có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của nền kinh tế do giá dầu khí leo thang dẫn đến các vấn đề giao hàng, các công ty vận tải bị phá sản.
Tuy nhiên, sau một vài năm, tình hình có thể bắt đầu để cải thiện với du lịch phát triển do đồng drachma thấp. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra với điều kiện dịch vụ công cộng nước này được tái thiết lập sau khủng hoảng. Khi đó, các doanh nghiệp Hy Lạp cũng có thể họat động trở lại nhờ xuất khẩu
Một số nhà kinh tế hy vọng, sự quay lại với drachma mang lại lợi ích kinh tế bê bối của Hy Lạp sau một khoảng thời gian hỗn loạn ban đầu. Tuy nhiên những nhà kinh tế học Mỹ đã đánh giá thấp thị trường đen Hy Lạp và thị trường việc làm còn vô cùng cứng nhắc. Nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực châu Âu và phá giá đồng drachma, thị trường chợ đen (chủ yếu với các giao dịch bằng đồng euro) sẽ phát triển và vượt ra khỏi kiểm soát.
Khả năng lớn nhất là đồng tiền drachma trở lại kéo theo lạm phát và sự thả nổi tiền tệ, rốt cuộc gây ra một cuộc khủng hoảng có thể so sánh với suy thoái kinh tế kéo dài của Achentina sau năm 2001.
Các quốc gia châu Âu, với Đức và Pháp đứng đầu, đã vất vả xây dựng EU trong 50 năm qua. Tất cả sẽ không để cho sự việc qua đi dễ dàng như vậy.
Châu Âu sở hữu những công cụ có tầm ảnh hưởng lớn đến những chính trị gia Hy Lạp, cho phép châu Âu giám sát Hy Lạp theo hướng của mình. EU sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự ra đi của Hy Lạp. Nhưng châu Âu sẽ không lùi bước và đe dọa loại Hy Lạp khỏi khối liên minh nếu nước này không có chuyển biến trong quản lý nợ công và thắt chặt tài khóa.
Nhưng tất cả chỉ là kịch bản. Chính người dân Hy Lạp với cuộc bầu cử sắp tới đang nắm giữ vận mệnh kinh tế của chính đất nước này.
(Theo DVT)