Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Chọn mở tài khoản ngân hàng phù hợp

Sau khi đọc bài "Mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng", tôi đã hiểu về việc sở hữu tài khoản. Tuy nhiên, tôi vẫn còn phân vân và xin tư vấn nên mở tài khoản nào cho phù hợp? (Huỳnh Nguyệt).

Trả lời:
Có hai loại tài khoản mà bạn thường thấy tại các ngân hàng: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (flexible deposit account); và tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (time deposit account). Mỗi loại tài khoản còn được chia thành nhiều loại nhỏ để thoả mãn nhu cầu của từng đối tượng khách hàng như: sinh viên, công chức đang đi làm và người già.
Với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, hay nhiều ngân hàng còn gọi là tài khoản vãng lai, hoặc tài khoản thanh toán. Bạn có thể sử dụng để nhận và lưu giữ các khoản tiền đồng và ngoại tệ cũng như sử dụng số tiền trong tài khoản đó cho mục đích chi tiêu thanh toán thường xuyên của mình. Lãi suất không kỳ hạn sẽ được áp dụng để tính lãi trên số tiền bạn giữ trong tài khoản. Loại tài khoản này không hạn chế số lần gửi, hoặc rút tiền và mọi giao dịch ngân hàng sẽ được thực hiện một cách linh hoạt khi bạn được cấp một thẻ thanh toán nội địa hoặc quốc tế.
Bạn sẽ cảm thấy an toàn vì không phải giữ tiền mặt, không cần kiểm đếm khi chuyển tiền, thanh toán và nhận thanh toán, nhờ đó tránh được những rủi ro về tiền giả. Bạn luôn được sử dụng những dịch vụ tiện ích trên tài khoản như giao dịch trực tiếp tại quầy, giao dịch ngân hàng trực tuyến, giao dịch ngân hàng qua điện thoại, giao dịch bằng thẻ ATM tại máy rút tiền tự động và các điểm chấp nhận thẻ (POS).
Nếu bạn muốn hưởng lãi nhiều hơn trên số tiền nhàn rỗi nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn là giải pháp phù hợp với các kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm linh hoạt theo thời gian (từ 1 tuần đến 36 tháng), hoặc hình thức trả lãi phù hợp (trả lãi sau, trả lãi trước, lãi bậc thang luỹ tiến…). Với hình thức tiết kiệm này, bạn được khuyến khích rút tiền sau một thời gian nhất định đã thoả thuận với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, vì nếu rút trước thời hạn bạn sẽ bị phạt hoặc không được hưởng trọn vẹn lãi suất đã thoả thuận ban đầu.
Nếu còn trong kỳ hạn gửi tiền mà bạn cần gấp một món tiền để chi tiêu, thì sổ tiết kiệm có thể được phép cầm cố vay vốn. Tài khoản tiết kiệm còn được sử dụng để xác định khả năng tài chính cá nhân cho các nhu cầu du lịch, học tập ở nước ngoài.
Các yếu tố để bạn lựa chọn tài khoản ngân hàng:

Địa điểm

Một chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng gần nhà, hay công sở sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc giao dịch. Hiện nay, một số ngân hàng đã giới thiệu dịch vụ giao dịch trực tuyến với những tiện ích tương tự như giao dịch trực tiếp, giúp bạn đỡ mất công hơn rất nhiều.

Thời gian giao dịch

Bạn có muốn tranh thủ giao dịch ngân hàng vào giờ nghỉ trưa hay ngày nghỉ cuối tuần? Việc ngân hàng mở cửa giao dịch vào những thời điểm bạn cần cũng là yếu tố quan trọng phù hợp với lịch làm việc của bạn.

Nhu cầu cá nhân

Xác định mục tiêu cũng như nhu cầu khi mở tài khoản ngân hàng. Với mục đích tiết kiệm, bạn cần tìm ngân hàng có lãi suất hấp dẫn. Với mục đích giao dịch thường xuyên, mở tài khoản ở ngân hàng có mạng lưới ATM và chi nhánh lớn, đồng thời có sự hỗ trợ của dịch vụ ngân hàng trực tuyến an toàn sẽ giúp bạn rất nhiều. Tuy nhiên, lựa chọn một ngân hàng uy tín với những sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy phải luôn là ưu tiên hàng đầu cho bạn.

Biểu phí phù hợp

Tìm một ngân hàng có các biểu phí dịch vụ phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy dạo một vòng thị trường ngân hàng để tìm ra ngân hàng thích hợp có thể đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn.
Độc giả quan tâm, gửi câu hỏi về thuongmai@vnexpress.net.
1. Thi viết comment: Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra hai comment hay nhất để dự thi tháng; mỗi tháng sẽ có một giải thưởng cho comment hay nhất trị giá hai triệu đồng. Chương trình diễn ra 5 tháng. Tổng giải thưởng là 10 triệu đồng.
2. Giải thưởng câu hỏi hay: Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra hai câu hỏi hay nhất để dự thi tháng; mỗi tháng sẽ có một giải thưởng cho câu hỏi hay nhất trị giá hai triệu đồng. Chương trình diễn ra 5 tháng. Tổng giải thưởng là 10 triệu đồng.
3. Cuộc thi "Trò chơi tỷ phú" dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 10/6 đến 10/7, với hình thức thi thi trắc nghiệm dưới dạng hỏi đáp và sẽ có 100 câu hỏi, đáp án.
Tham gia cuộc thi, độc giả cần điền thông tin: Họ tên, CMND, e-mail, điện thoại, địa chỉ, giới tính, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, độc giả tham gia sẽ được trả lời 20 câu hỏi (được random trong 100 câu hỏi) trong thời gian 5 phút (có hiển thị đồng hồ thời gian). Sau khi độc giả trả lời xong 20 câu hỏi sẽ có thông báo điểm thưởng (một câu trả lời đúng có được 100 điểm thưởng). Mỗi độc giả chỉ được tham gia một lần. Tổng giá trị giải thưởng:20 triệu đồng.
Ban tổ chức sẽ chọn ra 10 độc giả có số điểm cao nhất. Một điểm tương đương số tiền là 1.000 đồng. Hết một tháng diễn ra chương trình, độc giả vẫn có thể tham gia trò chơi (11/7 - 15/9), nhưng không có giải thưởng. Sau khi trả lời xong sẽ hiện ra đáp án. Độc giả có thể tham gia nhiều lần.
Chương trình được tư vấn bởi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

Habubank hết nợ nần và phát triển 29-05

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank skhông còn n nần.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Habubank đứng vững sau khó khăn nợ nần


Habubank đứng vững sau khó khăn nợ nần


Hi nhp WTO- mt trang mi cho s phát trin kinh tế và xã hi Vit Nam. Vi tư cách là mt thành viên ca WTO, Vit Nam đng trước nhng cơ hi và thách thc vô cùng to ln. Các doanh nghip, các tp đoàn ln Vit Nam có dp được bước chân vào th trường thế gii, th trường ch dành cho nhng doanh nghip có năng lc cnh tranh ln mnh. Chính vì thế mun tn ti, các doanh nghip cũng như các tp đoàn cn phi n lc phát trin nâng cao năng lc kinh doanh ca mình đ có th đng vng trên trường quc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nm ngoài nhng mc tiêu chung đó.
habubank nợ nần


  Hi nhp trong nhng năm va qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiu nhng phát trin vượt bc, góp phn vào s tăng trưởng chung ca Vit Nam chúng ta. Hi nhp đã khuyến khích xut nhp khu tăng trưởng mnh, các hot đng này li kéo theo s phát trin ca dch v Thanh toán, dch v bo lãnh, dch v ngoi hi.. ti các Ngân hàng. Đ có th đng vng và vượt qua các th thách mt cách d dàng, các ngân hàng thương mi cn phi chun b cho mình mt tim lc v kinh tế, v uy tín cung ng dch v nhm cnh tranh được vi các ngân hàng trên thế gii.
  Không nm ngoài xu thế chung đó, Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quc Vit nói riêng luôn phn đu đ đt được nhng mc tiêu n đnh, tiếp tc phát trin bn vng nâng cao v thế ca mình trên th trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát trin, Habubank đã tr thành mt ngân hàng vi b dày kinh nghim, tim lc con người di dào và tim lc tài chính ngày mt vng mnh. Habubank luôn sn sàng t hoàn thin mình và chun b đy đ hành trang n lc đi mi và phn đu không ngng đ vươn lên góp phn phc v đc lc cho s nghip công nghip hóa và hin đi hóa đt nước.
  Trong nhng năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quc Vit vi nhng n lc cung ng dch v cht lượng cao đã đt được nhng kết qu đáng khích l, đóng góp cho s phát trin ca toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nn tài chính Vit Nam nói chung. Các mng hot đng đu có s tăng trưởng hết sc kh quan và khi sc hơn c là các hot đng các mng dch v. Tuy nhiên đ có th duy trì được v thế ca mình, Habubank cn phi tăng cường phát trin các dch v trong hot đng Ngân hàng Doanh nghip như dch v Bo lãnh, tín dng, Thanh toán quc tế...

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

'Rủi ro lớn nhất của tái cơ cấu ngân hàng là trì hoãn'

'Rủi ro lớn nhất của tái cơ cấu ngân hàng là trì hoãn'

Kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới (WB) tại VN, ông Deepak Mishra cho rằng, trong tiến trình tái cơ cấu, nếu không làm đúng thời điểm, các rủi ro vốn có sẽ được "phóng to", chi phí tái cơ cấu sẽ cao hơn.

- Ông nhận định thế nào về tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam?
Nhìn vào tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam thì ngân hàng là câu chuyện lớn nhất và là một trong ba điểm quan trọng nhất. Các nhà đầu tư quốc tế tin rằng đây là hướng đi đúng. Tôi nghĩ cơ quan chức năng cũng đã thể hiện quan điểm khá rõ ràng về việc này, dù biết các bộ đang chuẩn bị hành động song chúng tôi chưa thấy nhiều hành động cụ thể. Chúng tôi chờ đợi chứng kiến những thay đổi quan trọng trong quý II này.
Hiện chúng tôi chưa có thông tin cụ thể và chính xác về việc tái cơ cấu 8-10 tổ chức tín dụng sẽ diễn ra thế nào nhưng các quan điểm đều cho rằng nó sẽ phải diễn ra. Chúng tôi không có thông tin đầy đủ nên thật khó để đánh giá rằng nó ảnh hưởng đến nền kinh tế nhiều hay ít. Chúng tôi mong đợi Chính phủ sẽ làm nhiều hơn nữa. Nhiều ngân hàng cần củng cố đang có quy mô lớn và câu hỏi đặt ra là ai sẽ trả chi phí để tái cấp vốn các nhà băng đó.
Ảnh:
Ông Deepak Mishra- Kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới (WB) tại VN.
- Rủi ro lớn nhất của việc này là gì, thưa ông?
- Rủi ro lớn nhất của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng là sự trì hoãn. Nếu không tiến hành đúng thời điểm các rủi ro vốn có sẽ được “phóng to” lên và chi phí phải trả cho tái cơ cấu sẽ cao hơn. Chính vì thế điều đầu tiên cần thiết là sự kịp thời, cùng với kế hoạch hành động và các công cụ hiệu quả.
Chúng tôi nghĩ rằng việc tái cơ cấu đã bị trì hoãn đáng kể và thực tế chúng ta đã không biết nhiều về tình hình các ngân hàng từ các năm trước đó (2010, 2011). Thời gian và cơ hội có thể nói đã qua. Vì thế điều quan trọng là không thể để mất thêm thời gian và cơ hội nữa, cần làm ngay và trực tiếp.
Điểm thứ hai, chính là niềm tin của người dân. Cần một lộ trình rõ ràng, cần có kế hoạch đi tiếp để đảm bảo rằng việc tái cấu trúc các ngân hàng sẽ được thực hiện.
Hiện vẫn còn những lo ngại về ngành ngân hàng, chúng tôi cũng đang hy vọng tuy thực sự tôi thấy không có nhiều lựa chọn. Chúng tôi ủng hộ sự thay đổi cần thiết trong ngành ngân hàng và yêu cầu này chỉ được làm tốt hơn khi có sự thay đổi cụ thể, thiết thực và thể hiện sự cố gắng tiên quyết trong chính sách, hoặc không có gì.
- Ông có kinh nghiệm gì để tránh việc một số nhóm lợi ích có thể tác động vào tiến trình này?
- Tôi nghĩ điều chúng ta đã nghe thấy rằng các nhóm lợi ích có ảnh hưởng lớn, nó không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia khác, đặc biệt ở những nền kinh tế đang chuyển đổi. Ở đây cần xác định rõ: nếu lợi ích của nhóm lợi ích giống với lợi ích chung thì đó là điều tốt; còn nếu nhóm lợi ích xếp chung hàng với lợi ích cá nhân thì chúng ta cần một hệ thống luật lệ tốt, minh bạch hơn.
Tôi cho rằng, một trong những lợi ích lớn nhất của việc tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam là qua đó Việt Nam có thể tìm thấy sự minh bạch hơn, đặc biệt khi người dân nhìn vào các dự án công, hợp đồng công, việc cấp giấy phép cũng như tất cả thông tin liên quan đến ngân sách nhà nước. Sự minh bạch hóa sẽ gây khó khăn hơn cho các nhóm lợi ích trong việc thúc đẩy các hành động vì lợi ích riêng của họ.
- Việt Nam bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cách đây 25 năm, nhưng theo kết quả một cuộc điều tra gần đây của WB và VCCI, Ireland, số đông cho rằng tốc độ dịch chuyển đó chưa đủ nhanh so với kỳ vọng của người dân, ông có đồng tình?
- Sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn tất vì thế nền kinh tế vẫn nhỏ và tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lớn trong nhiều lĩnh vực. Thị trường làm tốt nhất công việc của nó khi luật lệ tốt và luật lệ đó được duy trì một thời gian dài, chính vì thế mà Việt Nam vẫn tiếp tục chuyển động theo hướng thị trường, cải thiện chất lượng các cơ quan, bổ sung các chính sách mới.
Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua, tỷ trọng kinh tế nhà nước đã giảm mạnh và tôi tin không ai muốn quay lại thời kỳ trước đó. Kết quả cuộc điều tra gần đây chúng tôi thực hiện đã chỉ ra rằng thị phần kinh tế nhà nước đã giảm, tỷ trọng của khu vực tư nhân, kinh tế nước ngoài mở rộng tuy nhiên không quá nhanh, chính vì thế cơ cấu thị phần của nền kinh tế không thay đổi nhiều (tức tỷ trọng kinh tế nhà nước vẫn cao).
Cũng trong cuộc điều tra này, một số người tin rằng dù kinh tế nhà nước đã giảm mạnh nhưng sự chi phối của nó vẫn rất lớn bởi một số lớn doanh nghiệp nhà nước lớn. Vì thế ảnh hưởng của kinh tế nhà nước có thể còn duy trì trong thời gian tới nhưng dù sao các bằng chứng cũng chỉ ra rằng nó đang giảm và có cải thiện.
- Một vài chuyên gia nói rằng, nếu không cẩn trọng thì Nhà nước cũng sẽ trở thành một rủi ro cho thị trường?
- Bởi vì Nhà nước có thể trở thành một chủ thể cạnh tranh “độc đoán” trên thị trường. Ở nhiều quốc gia, nhà nước có thể trở thành một chủ thể cạnh tranh trên thị trường với điều kiện khung pháp lý cần đầy đủ mà trong đó nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài cùng được vận hành dưới một luật lệ bình đẳng. Nhưng vẫn phải nói lại rằng khu vực tư nhân không phải là mối đe dọa với nền kinh tế.
- 2012 được dự báo cũng là năm sóng gió của kinh tế Việt Nam, đến thời điểm này ông dự báo thế nào về tăng trưởng của Việt Nam?
- Tôi không biết 2012 có thể gọi là năm sóng gió hay không nhưng tôi nghĩ nó không sóng gió như 2011, năm thực sự nhiều khó khăn với Việt Nam đặc biệt trong quý I, dự trữ ngoại hối đã giảm và lãi suất tăng mạnh.
Tôi vẫn tin tưởng rằng 2012 sẽ tốt hơn. Tất nhiên các thách thức mới vẫn còn như tăng trưởng giảm, các ngân hàng và thị trường bất động sản khó khăn, và chúng ta không biết sự khó khăn của kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng thế nào.
WB tin tưởng rằng GDP của Việt Nam năm nay ít nhất bằng năm ngoái (GDP năm 2011 tăng 5,89%), sẽ từ 5,5% đến 6%.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Habubank hết nợ nần ngàn tỉ trong năm nay

Habubank hết nợ nần ngàn tỉ trong năm nay

Trong nỗ lực “kết hôn” với Ngân hàng Habubank (Habubank), tại tờ trình của mình tới các cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa chính thức công bố 2 nội dung lớn khá quan trọng liên quan tới việc điều chỉnh khoản  nợ nần của Habubank từ hơn 4.000 tỉ đồng xuống còn 1.800 tỉ đồng, và khẳng định sẽ xử lý xong khoản nợ nần này ngay trong năm 2012, chứ không cần tới 3 năm như đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của Habubank xác định.

Giảm nợ nần 3.200 tỉ đồng
Trước đó, ngày 28.4, ĐHCĐ của Habubank đã chính thức thông qua phương án sáp nhập vào SHB với tỷ lệ đồng ý lên tới hơn 85% (theo quy định chỉ cần 81%).
Đại hội cũng đã công bố một khoản nợ nần hơn 4.000 tỉ đồng gây sốc cho các cổ đông và cũng thống nhất để xử lý hết khoản nợ nần trên, ngân hàng (NH) sau sáp nhập ít nhất phải mất 3 năm tài chính.
Tuy nhiên, ngay sau khi ĐHCĐ của Habubank kết thúc, để chuẩn bị cho ĐHCĐ của mình vào thứ bảy tuần này (5.5), SHB đã ngồi lại với HĐQT của Habubank rà soát lại tài sản, kế hoạch kinh doanh, sau khi thống nhất hai bên đã quyết định điều chỉnh 2 nội dung quan trọng trong tờ trình tới cổ đông của mình.
Nội dung thứ nhất, SHB thông báo Habubank không nợ nần tới hơn 4.000 tỉ đồng, mà chỉ nợ nần có 1.800 tỉ đồng. Ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc SHB cho biết, sở dĩ như vậy vì trước đó công ty kiểm toán yêu cầu Habubank phải trích lập 100% dư nợ và trái phiếu của Vinashin tại Habubank là 3.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi rà soát lại, SHB thấy rằng hoàn toàn có khả năng xin NH Nhà nước cho phép được phân bổ trích lập dần trong 5 năm, năm đầu 342 tỉ đồng.
Theo nguồn tin của chúng tôi, được sự phê duyệt của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính vừa quyết định hỗ trợ cho các khoản nợ của Vinashin tại các NH.
Cụ thể, sẽ có khoảng 30% dư nợ của Vinashin, cũng như trái phiếu của Vinashin tại tổ chức tín dụng (TCTD) được chuyển đổi thành trái phiếu mới có bảo lãnh phát hành của Chính phủ.
Ngoài ra, có khoảng 25% trên tổng số dư nợ và trái phiếu của Vinashin mà TCTD đang nắm giữ sẽ được NHNN cho vay tái cấp vốn thời hạn 5 năm, với lãi suất ưu đãi. Như vậy, nợ xấu tại Vinashin đã được xử lý, đồng nghĩa với việc Habubank và các NH sẽ không phải trích lập dự phòng quá lớn.
Hết nợ nần ngay trong năm 2012?
Liên quan đến thông tin SHB chỉ cần một năm để hòa vốn xử lý  nợ nần, chứ không cần ba năm như Habubank công bố, ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch SHB cho biết, do đề án trước Habubank xây dựng chưa có phương án xử lý tại Vinashin.
Ngoài ra, các khoản đầu tư ủy thác của Habubank đều có tài sản đảm bảo, qua đánh giá lại tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi, cộng với kế hoạch kinh doanh của SHB (kế hoạch năm nay lãi khoảng 1.200 tỉ đồng), cộng thêm khả năng Habubank hoạt động có lãi như bình thường khoảng 600 - 700 tỉ đồng nữa, từ các khoản nợ phải thu hồi được, sẽ tạo khả năng bù đắp được khoản nợ nần của Habubank sau sáp nhập.
Cũng theo ông Hiển, Habubank nợ nần do chi phí bình quân đầu vào cao, tuy nhiên, sau khi sáp nhập, SHB sẽ hỗ trợ cho Habubank thanh khoản, đồng thời bơm vốn lãi suất thấp của SHB, giúp lãi suất bình quân toàn hệ thống của NH sau sáp nhập giảm xuống, giảm chi phí đầu vào.